Xóa khoảng cách thế hệ trong gia đình

Xóa khoảng cách thế hệ trong gia đình

 

 

Không nên ép con trẻ phải suy nghĩ theo cách của mình. Nếu có những suy nghĩ như khi sống ở thời đại của bạn, chúng sẽ rất dễ bị bỏ rơi và trở nên lạc lõng trong thế giới rất cạnh tranh hiện nay.

1. Giao tiếp là chìa khóa kết nối các thành viên trong gia đình

Giao tiếp chính là chìa khóa rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình bạn. Hãy nói chuyện với con, hòa nhập và tìm hiểu thế giới của chúng đồng thời cố gắng hiểu được sự khác biệt giữa thế giới của con và bạn. Nói chuyện với con thậm chí còn giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn. Lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ của con là điều rất quan trọng khiến hai thế hệ có thể xích lại gần nhau. Do đó, trò chuyện cởi mở là một trong những cách tuyệt vời để xóa tan khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình.

Giữa cha mẹ và con cái là cả vài chục năm tuổi tác, thường có sự  khác biệt rất lớn về cách tư duy, cách sống. Cha mẹ cần hiểu và chủ động dung hòa, thích nghi với điều này. 

2. Bắt kịp xu hướng hiện đại

Bạn cần bắt nhịp với sự phát triển của con cái, điều này đồng nghĩa với việc bạn cần học cách bước vào thế giới của con, hiểu ngôn ngữ của chúng cũng như tiếp nhận những xu hướng mới hay công nghệ hiện đại đang phổ biến trong thời đại của con. Nếu làm được như vậy, việc trò chuyện giữa bạn và con sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và bạn sẽ trở thành một người bạn tâm giao của con.

3. Không so sánh

Bạn được sinh ra và trưởng thành trong một hoàn cảnh và môi trường hoàn toàn khác với thế hệ bây giờ. Vì vậy, bạn không nên ép buộc trẻ phải suy nghĩ theo cách của mình. Nếu chúng có những suy nghĩ như khi sống ở thời đại của bạn, chúng sẽ rất dễ bị bỏ rơi và trở nên lạc lõng trong thế giới rất cạnh tranh hiện nay. Bạn cần chấp nhận sự thật rằng mọi thứ đã thay đổi ở thời điểm hiện tại. Hãy tránh việc so sánh và để con sống trong thế giới của chúng.

4. Luôn linh hoạt

Các bậc phụ huynh cần suy nghĩ thoáng và linh hoạt hơn để chấp nhận những thay đổi. Bạn cần hiểu về nhu cầu của trẻ luôn tăng và phát triển, đồng thời giúp chúng thích nghi hơn theo thời gian.

5. Truyền đạt cho con những giá trị cốt lõi

Thời đại thay đổi không đồng nghĩa rằng bạn phải dẹp bỏ những giá trị cốt lõi của bản thân. Bạn có thể truyền đạt lại cho con tất cả những giá trị và truyền thống tốt đẹp của gia đình đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dạy con tôn trọng những giá trị đó và khuyến khích chúng tiếp tục noi theo cũng như phát huy chúng ngay cả ở thời điểm hiện tại hay về sau.

Hãy để cho con có tự do cá nhân của mình để chúng cởi mở và dễ dàng chia sẻ với bạn mọi tâm tư tình cảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *