Rối loạn phát triển giới tính

Rối loạn phát triển giới tính

Trẻ em khi chào đời mà không khẳng định được giới tính là “nam” hay “nữ” là một trường hợp khá hiếm gặp song thực tế trẻ em sinh ra mắc phải căn bệnh gọi là “rối loạn phát triển giới tính” (DSD) đã thực sự xảy ra theo tỷ lệ 1/1.500 trẻ sơ sinh, theo nghiên cứu mới nhất của Liên minh hỗ trợ Accord Alliance.

Ngoại hình nữ giới, nội thể đàn ông

Có một loạt các yếu tố xác định giới tính của trẻ, sự gián đoạn trong việc phát triển của bất kỳ thứ gì trong các yếu tố này cũng có thể gây nên rối loạn phát triển giới tính (DSD). Họ có thể là các cô gái với các đặc tính nam giới và ngược lại. Nhà tâm lý học và là chuyên gia về trị liệu tình dục học, TS. Tiger Devore khi chào đời cũng là người có giới tính không xác định (DSD). Ông bị rối loạn nghiêm trọng tại cơ quan sinh dục. TS. Tiger Devore chia sẻ:

“Người giới tính không xác định thường lớn lên trong nỗi mặc cảm và xấu hổ. Những em bé này là những cá nhân sống ẩn trong xã hội nói chung – và đó cũng là hoàn cảnh mà tôi đã trải qua. Tôi luôn giữ nó như là bí mật lớn nhất trong cuộc đời mình. Tôi không thể nói cho bất kỳ ai rằng mình đã từng giải phẫu “chỗ kín”, không thể chia sẻ với ai được và dằn vặt trong lòng”.

Ông Aileen Schast, nhà tâm lý học lâm sàng, khuyên các gia đình tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (Mỹ) rằng: “DSD là một điều gì đó rất khó hiểu và gây tâm lý cô lập cho các gia đình. Cái mà tôi lo lắng nhất chính là cảm giác phát triển cơ thể ở thời kỳ đầu, nhất là cơ quan sinh dục của trẻ. Chúng ta không nên đề cập đến nơi “nhạy cảm” này. Hãy bình tĩnh và nên chung tay gánh vác”.

rối loạn phát triển giới tính 1

Một số bệnh nhân DSD không hề có được sự phát lộ rõ ràng ra bên ngoài khi họ chào đời nhưng đã có ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có thể không được chẩn đoán trong suốt nhiều năm. Bà Katie là người mắc phải Hội chứng vô cảm kích thích tố nam (AIS), mọi người chỉ tình cờ phát hiện khi Katia điều trị chứng thoát vị năm lên 6 tuổi. Katie nhớ lại: “Bên ngoài tôi là đàn bà, tôi có cơ thể đàn bà hoàn toàn bình thường nhưng thay vì nhiễm sắc thể là XX thì tôi lại có nhiễm sắc thể XY của đàn ông”.

Trong đợt phẫu thuật thoát vị của mình, các chuyên gia phẫu thuật hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy một tinh hoàn ngay “vùng kín” của Katie. Katie không hề có buồng trứng lẫn tử cung. Cha mẹ của bà đều là những bác sĩ, từng được đào tạo tại trường y đã không hề nói với con gái về trường hợp của bà “bởi vì nó sẽ khiến tôi (Katie) có ý định tự tử”. Nhưng khi Katie lớn lên một chút, cha mẹ Katie đã mạnh dạn nói cho con gái một số ít chi tiết nhằm tạo cho bà một sự chuẩn bị tâm lý ở buổi đầu.

Khi Katie tròn 18 tuổi, cha mẹ đã nói toàn bộ đặc điểm con người của bà và từ đây đã làm thay đổi thế giới của Katie. Katie nhớ lại: “Tôi thực sự sợ hãi, tôi nghĩ nhiều về bản thân và nỗi ám ảnh về sự khác biệt cơ thể của mình với những người phụ nữ khác”. Tinh hoàn của Katie đã được gỡ bỏ, bà đã uống thuốc để tăng kích thích tố nữ. Katie và mẹ của mình cũng có mặt trong chương trình truyền hình của Oprah Winfrey nhằm tiết lộ câu chuyện của mình cho công chúng Mỹ biết và có một cái nhìn cởi mở hơn đối với những người mắc bệnh DSD ở Mỹ và Anh.

Phẫu thuật – Nên hay không ?

TS. Tiger Devore và Janet cùng sinh ra tại một thời điểm khi các bậc cha mẹ và bác sĩ nói rằng phẫu thuật là điều kiện tiên quyết cần thực hiện trước nhất. Cả hai người cùng trải qua các đợt phẫu thuật khác nhau. TS. Tiger Devore đã trải qua 20 đợt phẫu thuật, đợt đầu tiên khi ông mới 3 tháng tuổi. TS. Tiger Devore khẳng định: “Trong quan điểm của tôi thì tất cả các đợt phẫu thuật mà tôi trải qua từ lúc nhỏ đến năm 19 tuổi là những thất bại không cần thiết. Cha mẹ tôi đã tiêu tốn một khoản tiền cực lớn nhằm biến tôi thành người bình thường, nhưng kết quả bằng không. Một số người tin rằng việc phẫu thuật chỉ nên được tiến hành khi đứa trẻ tự mình đưa ra quyết định cuối cùng.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần cắt đứt chỗ đó thì mọi thứ đều ổn. Trừ phi có một nền y học tiên tiến làm thay đổi hoàn hảo diện mạo cơ quan sinh dục còn không thì tôi nghĩ điều đó là phiêu lưu, mạo hiểm”. Còn Tom Kolon, bác sĩ tiết niệu tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia đã chỉ ra rằng, chỉ nên điều trị cho trẻ một khi chúng lớn lên, ông nói: “Ở đây có 2 phương án, thứ nhất là sẽ đợi cho đến khi đứa trẻ lớn lên để tự họ đưa ra quyết định của chính mình. Thứ hai là nếu khi đứa trẻ trưởng thành và đủ để hiểu ra con người thực của mình thì chúng lại có thể tủi thân khi trách rằng người lớn không chịu phẫu thuật hay cho chúng uống thuốc ngay khi còn nhỏ?”.

(Theo suckhoe&doisong)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *