Thang đo tình yêu của Rubin

Thang đo tình yêu của Rubin

Các nhà nghiên cứu đã đặt ra rất nhiều học thuyết khác nhau để hiểu được bản chất của tình yêu, và có người thậm chí còn cố sáng tạo ra những cách thức để đo lường những cung bậc cảm xúc này. Đó chính là nhà tâm lý học xã hội Zick Rubin, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên phát minh ra một công cụ để thực sự đo lường được tình yêu.

Theo Rubin, tình yêu đôi lứa được hình thành từ 3 thành tố:

  • Sự gắn bó: Nhu cầu được chăm sóc và ở bên cạnh người khác. Sự chấp thuận và tiếp xúc bằng cơ thể cũng là những thành tố hết sức quan trọng của sự gắn bó.
  • Sự quan tâm: Coi trọng sự hạnh phúc và nhu cầu của người khác không kém bản thân mình.
  • Sự thân thiết: Chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và mong muốn của bản thân với người khác.

Dựa trên quan điểm này về tình yêu, Rubin đã xây dựng 2 bảng hỏi nhằm đo lường những biến số này. Ban đầu, Rubin đưa ra khoảng 80 câu hỏi để đánh giá thái độ của người này về những người khác.

Những câu hỏi này được phân loại dựa trên việc họ có hay không có cảm xúc yêu hay thích người kia. Hai bộ bảng hỏi này lần đầu tiên được thực hiện trên 198 sinh viên và một bài phân tích yếu tố đã được thực hiện sau đó. Kết quả cho phép Rubin xác định 13 câu hỏi về “thích” và 13 câu hỏi về “yêu”, coi đây là công cụ đáng tin để đo lường hai biến số này.

Các câu hỏi trong Thang đo của Rubin về Yêu và Thích. 

Dưới đây là những ví dụ tương tự một số câu hỏi sử dụng trong thang đo của Rubin về yêu và thích:

  • Các nội dung đo mức Thích: 

– Tôi cảm thấy____________ là một người đáng tin cậy.

– Tôi tin tưởng vào những ý kiến của_____________.

– Tôi nghĩ____________ thường xuyên biết cách điều chỉnh mọi thứ cho phù hợp.

– Tôi nghĩ___________ là một trong những người đáng mến nhất tôi từng gặp.

  • Các nội dung đo mức Yêu.

– Tôi cảm giác sở hữu mạnh mẽ với_____________.

– Tôi thích khi ____________giãi bày tâm sự với tôi.

– Tôi sẽ làm gần như tất cả mọi thứ cho____________.

– Tôi thấy dễ bỏ qua những lỗi lầm của_____________.

Nghiên cứu của Rubun về chính học thuyết của mình. 

Thang đo của Rubin về yêu và thích mang đến nền tảng ủng hộ cho học thuyết của ông về tình yêu. Trong một nghiên cứu nhằm xác định xem liệu thang đo này có thực sự phân biệt được yêu và thích hay không, Rubin đã yêu cầu một số tham dự viên điền vào bảng câu hỏi dựa vào những cảm nhận của họ về người yêu và một người bạn tốt. Kết quả tiết lộ những người bạn tốt có điểm đo bên thang “Thích” cao, tuy nhiên chỉ có một số ít những người cực kỳ quan trọng mới có điểm thang “Yêu” cao.

Trong nghiên cứu của mình, Rubin đã xác định một số đặc tính giúp phân biệt các mức độ khác nhau của tình yêu đôi lứa. Ví dụ, ông phát hiện ra rằng các tham dự viên nào chấm điểm thang yêu cao cũng dành nhiều thời gian nhìn thẳng vào mắt đối phương hơn, so với những người chấm điểm Yêu thấp.

Tình yêu không phải một khái niệm cụ thể và vì vậy rất khó để đo lường. Tuy nhiên, thang đo của Rubin là một cách giúp đo lường sự phức tạp của cảm giác yêu. Năm 1958, nhà tâm lý học Harry Harlow cho rằng “tình yêu hoặc tình yêu thương vẫn còn thu hút sự quan tâm lớn của công chúng nhưng các nhà tâm lý học vẫn không thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Những điều ít ỏi chúng ta biết về tình yêu không vượt quá những quan sát đơn giản, và những điều ít ỏi ấy lại được thể hiện tốt hơn nhiều bởi các nhà thơ và tiểu thuyết gia.”

Nghiên cứu của Rubin đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hiểu được tình yêu lãng mạn và dọn đường cho những nghiên cứu trong tương lai về chủ đề đầy lôi cuốn này.

————–

>>Tham khảo: Harlow, H. F. (1958). The nature of love. American Psychologist, 13, 673-685.

>>Nguồn: https://www.verywellmind.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *