Cha mẹ nên làm gì khi biết con bị bạo lực học đường?
Biết con mình bị bắt nạt ở trường cha mẹ nào cũng không khỏi xót xa. Tuy vậy, hãy suy nghĩ thấu đáo để có cách giải quyết đúng đắn và hợp lý trong tình huống có thể sảy ra.
Để nhận biết con bạn có bị bắt nạt hay không, cha mẹ đặc biệt chú ý tới những biểu hiện của trẻ. Sự tinh ý của cha mẹ lúc này đóng vai trò quan trọng để tìm hiểu thực trạng của con mình.
Một trẻ bị bắt nạt ở trường học thường có xu hướng: Mệt mỏi, chán nản khi sau khi tan trường, giả vờ bị ốm, buồn bực, khóc lóc để không phải đến trường hoặc trở nên thu mình lại, miễn cưỡng trả lời câu hỏi của cha mẹ và người thân… Đôi khi có những trẻ lại cáu gắt, dễ xù lông, nổi nóng cãi lại cha mẹ (hoặc người thân)… ghét bỏ nhiều thứ…
(Tâm trạng bất thường của trẻ là yếu tố giúp ba mẹ nghi vấn_ Ảnh minh họa)
Nếu đã xác nhận được đủ cơ sở và thông tin con bị bạo lực học đường, cha mẹ cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn việc này tiếp tục xảy ra.
- Kiểm soát cảm xúc của bạn
Khi biết con mình bị bắt nạt ở trường, cha mẹ nào cũng sẽ rất bức xúc và mất bình tĩnh. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên thuận với bản năng của người làm cha mẹ là thương con, lo lắng cho con và sốt sắng muốn bảo vệ con.
Tuy nhiên, hãy tỉnh táo, cố gắng kiềm chế cảm xúc của bạn lại và suy xét cẩn thận để đưa ra những biện pháp thích hợp giúp đỡ con.
- Cố gắng và kiên nhẫn nói chuyện với con
Hãy nói chuyện với con trên tinh thần là bạn, tâm sự một cách nhẹ nhàng. Lúc này, con có thể đang trong trạng thái hoảng loạn, vì vậy bạn cần tỏ ra mình là một người bạn đáng tin cậy của con, sẵn sàng bảo vệ và ở bên cạnh con. Đồng thời động viên và khích lệ con.
Tránh la mắng, tỏ cảm xúc tức giận làm trẻ càng sợ hãi và thu mình lại hơn. Từ từ gợi mở, chờ đợi… kiên nhẫn để con kể câu chuyện một cách cụ thể. Sự lắng nghe của bạn cũng là cách bạn đang đang tôn trọng trẻ và lắng nghe được cảm nhận của trẻ với vấn đề này như thế nào.
- Trao đổi với giáo viên
Tùy vào từng hoàn cảnh mà bạn cũng có thể trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô chủ nhiệm để họ lưu ý tới tình trạng con mình. Nếu trẻ bị bạn xấu bắt nạt ở trường, các giáo viên có thể can thiệp và giúp đỡ trẻ kịp thời.
Hoặc bạn cũng có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con mình để tìm hiểu, nói chuyện nhằm giúp hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp. Tránh vội vàng, suy nghĩ đến việc chuyển lớp, chuyển trường… cho con vì như vậy cũng không phải là cách giải quyết cái gốc của vấn đề.
(Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trờ từ chuyên gia tâm lý- Ảnh minh họa)
Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý để hiểu hơn vai trò của cha mẹ trong lúc này cũng như cách đồng hành, giúp con vượt qua những mất mát, tổn thương.
- Dạy con tự vệ
Bạn có thể hướng dẫn con những kỹ năng sống đơn giản như hô to hay ra dấu hiệu kêu cứu cho người lớn ở gần thấy bất an dễ gặp nguy hiểm. Chắc chắn khi nghe tiếng kêu cứu từ một học sinh thì những người xung quanh sẽ có sự cứu giúp kịp thời, giải thoát con bạn khỏi tình huống xấu.
Bên cạnh đó, hãy nhắc nhở con nên đứng ở những nơi đông người. Nên hạn chế đi vào góc khuất hoặc nhận lời “gặp riêng” vì như thế sẽ tạo điều kiện cho bạn xấu bắt nạt.
(Hình thành thói quen tạo nhóm, đi nhóm – Ảnh minh họa)
Tăng thời gian làm bạn với trẻ, nhằm tạo động lực giúp trẻ tham gia các lớp học thể thao hay câu lạc bộ võ thuật nhằm kết nối tinh thần, trang bị cho trẻ khả năng phòng vệ cơ bản, giúp trẻ bản lĩnh và cứng rắn hơn.
- Khuyến khích con tự tin, đối diện với thực tế
Để tránh con bạn bị bắt nạt, cha mẹ hãy giúp con mình tự tin hơn trong môi trường học tập tại trường lớp. Khuyến khích con kết bạn, hòa đồng với các bạn trong lớp, trong trường để trẻ không cảm thấy bị cô độc.
(Trẻ tự tin, bản lĩnh là yếu tố quan trọng giúp con vượt qua khó khăn- Ảnh minh họa)
Hơn nữa, giúp con hiểu được tầm quan trọng của việc luôn đi cùng bạn bè tăng khả năng an toàn, giảm bớt cơ hội bị bạo lực hay trêu trọc… khuyến khích con chia sẻ tâm sự thông qua công việc giúp đỡ người thân, bạn bè. Đồng thời cổ vũ con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, bổ ích giúp trẻ nhận thức và ứng biến tốt với nhiều tình huống.
>> Thu Trang <<
Trích Tri Thức Trẻ
Xin chào Tư Vấn Tâm Lý!
Tôi tên Thủy, năm nay tôi 35 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại HCM. Tôi đã có gia đình và 1 bé trai 4 tuổi.
Bé trai mình đi học trên trường đã có 1 số hành động không tốt: Đánh bạn, trêu trọc bạn. Mỗi lần đánh bạn đều đánh vô mắt hoặc mặt các bạn học. Mình rất buồn vì ngày nào cô giáo cũng méc con mình đánh bạn.
Tính cách ở nhà rất hiền, hơi quậy. Chưa biết diễn đạt tình cảm với ba mẹ, nếu có thì bày tỏ 1 cách nồng nhiệt quá thể, hoặc là hời hợt. Ví dụ: mẹ đi công tác xa về, hoặc ba đi công tác về, hoặc bà ngoại ở quê mới vào lâu ngày không gặp bé rất hời hợt không chạy ra đón, không vui mừng, nếu đang chơi thì vẫn tiếp tục chơi. không hề tỏ thái độ vui mừng gì cả. Còn lúc bé hứng chí lên nói hôn mẹ cái thì lại ôm chặt cứng đè xuống hôn ko buông luôn. Rồi trường hợp rất thích chơi với mèo, chó thì lại rượt chúng chạy có cờ. Bạn bè đang chơi trên lớp bỗng dưng đến đạp đổ đồ của bạn đang chơi, bạn khóc thì mình đứng cười.
Thật sự mình không thể kiểm soát được cảm xúc của con mình. Nếu không có cha mẹ thì bé ôn hòa, nhưng khi bé thấy cha mẹ ở cạnh là đành hanh bắt nạt bạn. Mình rất lo lắng. Không biết đó có phải là bệnh không nữa…. Xin hãy giúp tôi ạ! Xin cảm ơn nhiều!