Bản năng của con người theo góc nhìn phân tâm học của Freud

Bản năng của con người theo góc nhìn phân tâm học của Freud

Tính cách con người vô cùng phức tạp và ba yếu tố bao gồm Bản năng, Bản ngã, và Siêu ngã. Theo thuyết phân tâm học về tính cách của Freud, bản năng là thành tố tính cách tạo nên nguồn năn lượng tâm lý vô thức, làm thỏa mãn những thôi thúc, nhu cầu và ham muốn cơ bản nhất. Bản năng vận hạnh dựa trên nguyên tắc thỏa mãn, tức đòi hỏi chủ thể phải đáp ứng ngay các nhu cầu của mình.

Bản năng xuất hiện khi nào?

Freud ví tính cách như một tảng băng vậy. Phần chóp của tảng băng ở trên mặt nước đại diện cho ý thức. Phần băng lớn hơn chìm dưới mặt dưới tượng trưng cho trạng thái vô thức, nơi tất cả những ham muốn, suy nghĩ và ký ức ẩn giấu tồn tại. Đây cũng là nơi cư ngụ của bản năng.

Bản năng là cấu phần duy nhất của tính cách xuất hiện từ khi mới sinh ra, Freud phát biểu. Ông cũng cho rằng thành tố nguyên thủy này của tính cách tồn tại hoàn toàn trong vô thức. Bản năng hoạt động như một nguồn sức mạnh dẫn dắt tính cách. Nó không chỉ ra sức lấp đầy những ham muốn cơ bản nhất của chúng ta – trong đó, nhiều ham muốn còn liên hệ mật thiết đến sự sinh tồn, mà nó còn mang đến nguồn năng lượng cần thiết để điều khiển tính cách.

Từ khi mới sinh ra, trước khi những thành tố khác của tính cách bắt đầu thành hình thì trẻ đã bị thống trị bởi bản năng. Thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất như đồ ăn, thức uống, trạng thái thoải mái là những nhiệm vụ tối quan trọng nhất.

Khi con người lớn lên, rõ ràng vấn đề ít nhiều sẽ xuất hiện nếu ta hành xử tùy ý để thỏa mãn nhu cầu của bản năng bất cứ khi nào ta cảm thấy bị thôi thúc, có nhu cầu và ham muốn. Cũng may là những thành tố khác của tính cách dần hình thành khi ta lớn lên, cho phép ta kiểm soát những đòi hỏi của bản năng và hành xử theo cách được xã hội chấp nhận.

Bản năng vận hành như thế nào?

Bản năng hành xử theo nguyên tắc thỏa mãn, tức nhu cầu xuất hiện là phải được đáp ứng ngay. Khi bạn đói, nguyên tắc thỏa mãn sẽ dẫn dắt bạn thực hiện hành động ăn. Khi bạn khát, nó hối thúc bạn tìm thức uống. Nhưng dĩ nhiên, ta không thể lúc nào cũng thỏa mãn những ham muốn của mình ngay lập tức được. Cũng có khi ta cần phải chờ đến đúng lúc hoặc đến khi ta tiếp cận được thứ giúp ta lấp đầy nhu cầu của mình.

(Ảnh minh họa)

Khi ta không thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó ngay, căng thẳng sẽ xuất hiện. Bản năng dựa vào quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp để tạm thời giải tỏa căng thẳng. Quá trình đáp ứng nhu cầu sơ cấp ở đây là tạo ra một hình ảnh nào đó trong đầu bằng việc mơ mộng, tưởng tượng, ảo tưởng, hoặc một số các quá trình tương tự khác. Ví dụ, khi bạn khát, bạn bắt đầu tự vẽ ra trong đầu mình một ly bự nước đá mát lạnh.

Những ghi nhận, quan sát và câu nói nổi tiếng về Bản năng

Trong cuốn “Các bài giảng mới giới thiệu về phân tâm học” xuất bản năm 1933 của mình, Freud đã mô tả bản năng là một “phần tăm tối, bất khả xâm phạm của tính cách.” Cách khả thi duy nhất để quan sát bản năng, theo ông, là nghiên cứu nội dung những giấc mơ và những gợi ý qua hành vi.

Theo góc nhìn của Freud về bản năng, ông cho rằng nó là một kho tàng chứa đựng nguồn năng lượng ban sơ điều khiển bởi nguyên tắc thỏa mãn, là nguyên tắc hoạt động hướng đến lấp đầy những nhu cầu cơ bản nhất. Freud cũng so sánh nó với một “cái vạc sôi sục những nguồn kích thích” và mô tả bản năng là không có một cơ cấu tổ chức lớp lang thực sự nào.

“Nơi nào có bản năng, nơi đó có bản ngã.” (Sigmund Freud, 1933, “Các bài giảng mới giới thiệu về Phân tâm học.”

Vậy bản năng và bản ngã tương tác với nhau như thế nào? Freud so sánh mối quan hệ của chúng như một con ngựa và người đang cưỡi nó. Con ngựa mang đến một nguồn năng lượng giúp di chuyển về phía trước, nhưng người cưỡi mới là người dẫn dắt những chuyển động mạnh mẽ này, hướng nó theo một hướng nhất định. Tuy nhiên, đôi khi người cưỡi có thể mất kiểm soát và để kệ ngựa muốn đi đâu thì đi. Nói cách khác, có khi bản ngã đơn giản là cũng phải để bản năng vận động tùy ý theo hướng nó muốn.

“Con người ta thực sự sống với bản năng phơi bày. Họ không giỏi trong việc che đậy những thứ đang diễn ra bên trong họ.” (Philip Seymour Hoffman)

Quan điểm của Freud về tính cách vẫn gây nhiều quan điểm trái chiều, nhưng kiến thức cơ bản về những nội dung này là rất quan trọng khi ta thảo luận về phân tâm học và tâm lý học thực hành nói chung.

————————-

>> Tài liệu tham khảo:

Carducci, B. The Psychology of Personality: Viewpoints, Research, and Applications. John Wiley & Sons; 2009.
Engler, B. Personality Theories. Boston: Houghton Mifflin Harcourt Publishing; 2009.

>> Theo LINDANGA.COM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *