Học cách tương tác với trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ thường tò mò, luôn hiếu động và đôi khi không chịu nghe lời hoặc mất bình tĩnh với tình huống gặp phải. Vậy nên chúng ta thường có thói quen ngăn cấm hoặc không muốn chúng làm phiền…
Việc đặt ra những giới hạn khoa học sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn thì việc hướng dẫn, lắng nghe, chia sẻ những tình huống gần gũi thường ngày sẽ khuyến khích con bạn hiểu biết, tự tin và linh hoạt trong môi trường mới.
Hãy cùng chuyên gia tâm lý trẻ em sử trí một vài tình huống tham khảo giúp cha mẹ biết cách tương tác với trẻ hiệu quả mà không làm trẻ buồn hoặc sợ hãi…
Trong quá trình trẻ lớn lên, rất tự nhiên, chúng muốn tìm hiểu về thế giới và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng đôi lúc bạn cảm thấy không hứng thú để giải đáp tất cả những thắc mắc ấy. Hãy luôn nhớ rằng, việc bạn dành thời gian cùng con tìm ra câu trả lời không chỉ giúp trẻ phát triển mà còn giúp nuôi dưỡng tình cảm giữa bạn và con.
Trẻ nhỏ cảm nhận mọi việc đơn giản hơn người lớn. Đừng cấm con bạn khóc, cũng đừng khiến chúng tự ái vì đã khóc. Điều bạn nên làm là giúp con hiểu vì sao con phải khóc và tìm cách giải quyết.
Trẻ có quyền sở hữu một vài món đồ gì đó, như người lớn vậy. Do đó, không nên nặng lời khi chúng muốn giữ một cái gì đó cho riêng mình.
Nói “không!”
Bạn không thể hoàn toàn áp đặt đối với con mình, nó vẫn là một thành viên trong gia đình với những quyền lợi riêng. Khi cấm con nói “không” tức là bạn đã vượt quá giới hạn của mình. Thay vào đó, hãy giải thích cho con hiểu vì sao đôi lúc nên làm theo những điều mà người lớn khuyên bảo.
Đừng khiến bọn trẻ mất hứng khi chúng đang đùa vui. Hãy thử bảo chúng hát và nô đùa. Như vậy, bạn cũng cảm thấy vui.
Trẻ thường cảm thấy sợ khi phải gặp bác sĩ hay nhìn thấy người lạ, điều đó hoàn toàn bình thường. Đừng ngăn chúng làm việc đó, hay cho chúng thấy bạn luôn ở cạnh và không có gì phải sợ cả.
Trẻ càng lớn, chúng càng cần có sự riêng tư. Là cha mẹ, bạn có quyền biết con cái mình đang làm gì, nhưng đừng đi quá xa. Sự tin tưởng vào con cái là vô giá, đừng hủy hoại nó bằng việc đọc trộm nhật ký của con hay bắt con nói về những gì chúng muốn giữ bí mật.
Trẻ con cũng là con người, thỉnh thoảng cũng có những cảm xúc tiêu cực. Điều khác biệt là sự kiểm soát của chúng khá yếu ớt nên đôi khi bộc phát ra bên ngoài. Trẻ không nên bị cấm thể hiện xúc cảm của mình nếu bạn vẫn có thể kiểm soát.
Không ai muốn làm sai, và thật tệ hại khi người lớn quát mắng trẻ khi chúng không biết làm một việc gì đó. Không ngạc nhiên khi sau đó trẻ có thể chẳng muốn tự làm việc gì.
Theo Ohay.tv