Một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm từ người già

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm từ người già

“Suy giảm trí nhớ” hay “lú lẫn” là một căn bệnh người già phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Bệnh Suy giảm trí nhớ của người già có thể gián tiếp gây ra nguy hiểm cho người bệnh và đôi khi gây nên những tình huống dở khóc dở cười cho người nhà của bệnh nhân. Đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa dứt điểm căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh Suy giảm trí nhớ của người già

          Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lẫn của người già hiện vẫn chưa được giới khoa học tìm ra. Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng bệnh Suy giảm trí nhớ của người già bắt nguồn từ việc các tế bào não bị lão hóa, các nơ ron thần kinh mất dần và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy.

Sau 60 tuổi, người già bắt đầu có hiện tượng suy giảm trí nhớ !

 Theo các nhà khoa học, tế bào não bắt đầu suy giảm khi con người bước vào độ tuổi 20. Con người càng nhiều tuổi, khả năng hoạt động của não bộ càng kém nên mặc dù có xuất hiện ở những độ tuổi từ 45 đến 60 nhưng nhìn chung, bệnh Suy giảm trí nhớ ở những người già trên 60 tuổi vẫn là phổ biến hơn cả.

          Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh lẫn. Những người hấp thụ quá nhiều chất đạm beta có tỷ lệ mắc bệnh lẫn khi về già cao hơn những người hấp thụ ít chất này. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh Suy giảm trí nhớ của người già.

          Bệnh Suy giảm trí nhớ của người già không được biểu hiện rõ ràng qua từng giai đoạn phát bệnh do đặc điểm giảm dần khả năng nhận thức và khả năng tri giác theo thời gian. Những người bị bệnh lẫn có thể có thời gian phát bệnh từ 7 đến 10 năm, có người lên đến 20 năm và mức độ của bệnh ngày càng trầm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh Suy giảm trí nhớ ở người già trở thành căn bệnh gây tốn kém nhất trong số các bệnh thường xảy ra ở độ tuổi cao niên.

Các biểu hiện của bệnh Suy giảm trí nhớ của người già

          Thông thường, bệnh Suy giảm trí nhớ của người già sẽ được xếp theo các mức độ từ nhẹ, nặng đến rất nặng.

          Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể có những biểu hiện như đãng trí. Lúc đầu họ sẽ quên việc mình định làm trong một thời gian nhưng sau đó vẫn có khả năng nhớ lại hoặc quên hẳn.

Giai đoạn bệnh Suy giảm trí nhớ của người già nặng, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện thông qua hành động như không thể tìm thấy đồ vật do chính mình cất trước đó, quên tên người thân, quên đường về nhà. Tình huống người già đang ăn cơm hoặc vừa ăn cơm xong những lại trách mắng con cái bỏ đói mình là tình huống khá phổ biến ở những gia đình có người bị bệnh lẫn.

          Khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bệnh trong giai đoạn này bắt đầu suy giảm, người bệnh khó diễn đạt được điều mình muốn nói nên ngại giao tiếp và dần khép kín hơn.

          Giai đoạn bệnh Suy giảm trí nhớ của người già rất nặng, người bệnh gần như mất hoàn toàn khả năng ghi nhớ, khả năng xác định phương hướng…Họ cũng không thể tự đáp ứng các nhu cầu của bản thân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Điều trị và phòng ngừa

Do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nên hiệu quả điều trị chưa cao vì thế tốt nhất là nên phòng ngừa Suy giảm trí nhớ bằng cách:

     +Ăn uống cân bằng, đủ chất; tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối

     +Tăng cường luyện tập thể thao, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.

     +Áp dụng các bài tập cho não thông qua các hoạt động giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tại phường, các câu lạc bộ…

     +Hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại.

     +Hạn chế, tránh xa các đồ gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá.

     +Duy trì cuộc sống vui vẻ, lạc quan.

Chăm sóc – người thân của người bệnh sa sút trí tuệ cần chú ý:

Người thân trong gia đình cần lắng nghe và qua tâm đến người cao tuổi hơn

         +Lắng nghe và theo dõi những hành động không lời của bệnh nhân để hiểu họ đang muốn gì.

  +Cần hòa nhập vào thế giới của người bệnh, nói về những chuyện trong quá khứ. Cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tránh làm người bệnh sợ hãi.

  +Luôn lắng nghe người bệnh, ngay cả khi họ mất thời gian rất lâu để nói một câu.

  +Thường xuyên giới thiệu bản thân và mối quan hệ của bạn với người bệnh

  +Tạo cho người bệnh cảm giác được yêu thương, chăm sóc.

  +Đánh lạc hướng, thay vì cố tranh cãi, hãy trấn an và làm cho họ quên đi bằng cách thay đổi đề tài.

  +Thường xuyên khuyến khích người bệnh những việc đơn giản như: mạc áo, đánh răng…và hãy khen ngợi khi họ thành công.

  +Hãy tôn trọng người bệnh như trước đây, sự giận dữ khi họ làm sai hoặc làm hỏng việc sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực.

          Ngoài ra nên trưng bày những hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích thích trí nhớ, nhất là những hình ảnh gợi lại sự thành công của người thân. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc để dễ đi lại, tránh va chạm. Con cháu nên tới hỏi thăm thường nhật.

          Nhờ những tiến bộ trong Y học tuổi thọ con người ngày càng cao, dân số người cao tuổi ngày càng nhiều. Ngày nay trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi người ta không những lưu ý đến tuổi thọ mà còn phải quan tâm đến chất lượng cuộc sống. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi là sự suy giảm trí nhớ trong quá trình lão hóa.

           Đi sâu vào nghiên cứu kết hợp tham khảo các vị thuốc có trong các bài thuốc dân gian được truyền lại từ ngàn đời nay dùng để tăng cường chức năng hệ thần kinh, kích thích não bộ hoạt động hết công suất, giúp những người cao tuổi đang đối mặt với nguy cơ suy giảm trí nhớ giúp giảm căng thẳng, trẩm uất, tăng cường khả năng ghi nhớ và bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe. Liệu pháp từ thiên nhiên giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, giảm 

      

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *