Những hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến hành vi con người (P2)

Những hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng đến hành vi con người (P2)

Nhà tâm lý học Kenneth Savitsky đã nói: Bạn sẽ không hoàn toàn rũ bỏ được sự bối rối khi mắc một lỗi lầm nào đó, nhưng cũng hãy nhớ rằng bạn có thể đang phóng đại ảnh hưởng của nó.

Hiệu ứng: Càng có nhiều người xung quanh, bạn càng có ít cơ hội được giúp đỡ 

Các nhà nghiên cứu gọi đây là “sự hỗn loạn của trách nhiệm”. Đó là trường hợp ta sẽ cảm thấy ít trách nhiệm với hậu quả của một việc hơn khi có nhiều người xung quanh. Trên thực tế, khả năng được giúp đỡ sẽ tỉ lệ nghịch với số người có mặt. Nên nếu bạn cần sự giúp đỡ, đừng tìm nó ở đám đông.

bieu-do-khao-sat-hieu-ung_-theo-tuvantamly-com-vn

(Biểu đồ khảo sát Hiệu ứng tìm kiếm người giúp đỡ khi gặp sự cố…)

Hiệu ứng Người ngoài cuộc được 2 nhà tâm lý xã hội Bibb Latane và John Darley nghiên cứu. Họ theo dõi các sinh viên chứng kiến một sinh viên khác bị nghẹn ở căn phòng gần đó. Khi thấy chỉ có một mình mình có thể giúp, 85% số người tham gia sẽ chạy ngay đến để giúp đỡ. Khi cảm thấy còn có 1 người khác, 65% chạy đến giúp đỡ. Khi các đối tượng cảm thấy có ít nhất 4 người có thể giúp, con số giảm xuống 31 %.

Khi bạn cần giúp đỡ thì hãy cụ thể, hãy gọi tên người bạn cần để loại bỏ sự hỗn loạn trách nhiệm. Chúng ta thường nghĩ rằng, khi kêu gọi sự giúp đỡ từ một đám đông sẽ tốt hơn, nhưng sự thật không phải như vậy. Để tránh thất vọng, hãy chỉ chọn một người thôi.

Hiệu ứng: Những lỗi lầm của bạn không được để ý nhiều như bạn nghĩ

Chúng ta thường có cảm giác rằng ta bị giám sát liên tục, đặc biệt khi mắc lỗi. Theo Hiệu ứng Spotlight, những người xung quanh không để ý đến những khoảnh khắc chúng ta mắc lỗi.

Để kiểm chứng điều này, một nhóm nghiên cứu tại Cornell yêu cầu một nhóm tình nguyện viên mặc áo phông in hình nhạy cảm và ước tính xem có bao nhiêu người chú ý vào chiếc áo họ mặc. Thực tế thì số người chú ý chỉ bằng một nửa con số mà những tình nguyện viên ước tính.

bieu-do-khao-sat-hieu-ung-tam-ly_-theo-tuwvantamly-com-vn

(Biểu đồ khảo sát Hiệu Ứng Spotlight)

Như vậy, bạn ở dưới “ánh đèn sân khấu” ít hơn bạn nghĩ. Nhận thức được điều này sẽ làm bạn thấy thoải mái hơn ở những nơi công cộng và tự tin làm những gì bạn muốn. Hoặc khi bạn mắc lỗi, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi biết rằng tác động của nó không lớn đến vậy. Như Nhà tâm lý học Kenneth Savitsky đã nói: Bạn sẽ không hoàn toàn rũ bỏ được sự bối rối khi mắc một lỗi lầm nào đó, nhưng cũng hãy nhớ rằng bạn có thể đang phóng đại ảnh hưởng của nó.

>> tiếp P1…<<

(Theo brightside.me)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *