Tính hiếu kì có năng lực biến đổi hành vi theo một cách tích cực hơn

Tính hiếu kì có năng lực biến đổi hành vi theo một cách tích cực hơn

Sự quan tâm của những người có tính hiếu kỳ được khơi gợi có thể “dụ” họ chọn những hành vi lành mạnh hơn những cám dỗ không lành mạnh, nghiên cứu cho thấy.

DENVER — Tính hiếu kỳ có thể là một công cụ hiệu quả để “dụ” mọi người đôi lúc đưa ra những quyết định đúng đắn và khôn khéo hơn, theo nghiên cứu được đưa ra tại hội nghị hằng nămcủa Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tính tò mò của con người được khơi gợi có thể tác động đến những lựa chọn của họ bằng việc hướng họ tránh khỏi những ham muốn đầy cám dỗ, như những thực phẩm gây hại cho sức khỏe hay việc chọn đi thang máy, và hướng về phía những lựa chọn ít cám dỗ hơn, nhưng lành mạnh hơn, như việc mua nhiều hơn những sản phẩm tươi sạch hay việc lựa chọn thang bộ thay vì đi thang máy,” theo tiến sĩ Evan Polman, Đại học Wisconsin-Madison, tác giả của nghiên cứu.

Polman và cộng sự đã tiến hành một chuỗi bốn thí nghiệmđược thiết kế nhằm kiểm tra việc gia tăng tính hiếu kỳ ở mọi người có thể tác động đến lựa chọn của họ như thế nào. Ở mỗi trường hợp, việc khơi gợi tính hiếu kỳ đã dẫn đến một sự thay đổi hành vi rõ ràng.

Ở thí nghiệm đầu tiên, những nhà nghiên cứu đã tiếp cận với 200 người trong một thư viện đại học và cho họ chọn lựa giữa hai chiếc bánh may mắn, một chiếc là bánh bình thường còn một chiếc phủ sôcôla và bọc cốm. Nửa số người tham gia không được đưa thêm bất cứ thông tin nào và nửa còn lại được bật mí rằng chiếc bánh bình thường chứa một điều may mắn sẽ tiết lộ cho họ một điều gì đó riêng tư mà những nhà nghiên cứu đã biết về họ. Những người tham gia, những người có tính hiếu kỳ được khơi gợi (cũng tức là những người được bật mí rằng chiếc bánh bình thường chứa một điều may mắn dành riêng cho họ) đa số đã chọn chiếc bánh bình thường với tỷ lệ 70%. Trái lại, khi những người tham gia không được tiết lộ điều gì, 80% chọn bánh phủ sôcôla.

“Bằng việc tiết lộ với mọi người nếu họ chọn chiếc bánh bình thường họ sẽ biết được một điều gì đó về chính mình thông qua điều may mắn bên trong chiếc bánh, điều này đã khơi gợi tính hiếu kỳ ở họ, và vì thế càng có khả năng họ sẽ lựa chọn chiếc bánh bình thường hơn là lựa chọn chiếc bánh phủ sôcôla,” Polman cho biết.

hieu-ky

(Ảnh minh họa)

Ở một thí nghiệm khác, Polman và cộng sự đã làm tăng thêm tỷ lệ người tham gia là những người lựa chọn xem một thứ được mô tả như một đoạn băng ghi hình về mảng tri thức, trí tuệ bằng việc hứa hẹn sẽ tiết lộ bí mật đằng sau một trò ảo thuật,

Trong khi kết quả của những thử nghiệm ở thư viện và phòng thí nghiệm mang lại cảm giác lý thú, những kết quả của việc nghiên cứu thị trường đặc biệt thuyết phục, theo Polman đánh giá. Ở lần nghiên cứu đầu tiên, những nhà nghiên cứu có thể tăng cường việc sử dụng thang bộ trong một tòa nhà của trường đại học gần 10%bằng việc đặtnhững câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực gầncá cthang máy và hứa hẹn câu trả lời sẽ có ở khu vực cầu thang. Ở nghiên cứu khác, họ đã làm gia tăng 10% việc mua sắm sản phẩm tươi sạch ở những cửa hàng tạp hóa bằng cách đặt những tấm áp phích với câu chuyện vui trên đó và in phần cuối của câu chuyện trên những bao túi.

Chiến lược được sử dụng trong những thí nghiệm và những nghiên cứu thị trường tương tự với những chiến lược được các trang mạng sử dụng nhằm nỗ lực gia tăng lượng khách hàng với những tiêu đề “giật gân”như “bạn sẽ không tin chuyện gì xảy ra kế tiếp” hay là “bạn sẽ sửng sốt khi nhìn thấy điều này,” Polman cho biết. Thủ thuật “clickbait”, những tiêu đề có ý đồ đặc thù nhằm lợi dụng “lỗ tò mò” bằng cách cung cấp thông tin chỉ vừa đủ để làm người đọc hiếu kỳ, nhưng không đủ thỏa mãn sự hiếu kỳ của họ ngoài việc thực hiện hành vi mà họ mong muốn (đồng nghĩa với việc ấn vào đường dẫn).

Trong khi Polman và cộng sự không mấy ngạc nhiên về việc tính hiếu kỳ có thể làm thay đổi hành vi, họ lại bất ngờ trước sức mạnh tổng thể của kết quả mang lại. “Hiển nhiên là mọi người thật sự có nhu cầu biết được phần kết khi một thứ gì đó khơi gợi sự hiếu kỳ của họ. Họ muốn thông tin phải lấp đầy lỗ tò mò, và họ sẽ làm bất kỳ điều gì có thể để đạt được thông tin đó.”

Polman tin rằn tính hiếu kỳ có thể được sử dụng nhằm“dụ” mọi người thực hiện những hành vi lành mạnh hơn, như rèn luyện thân thể nhiều hơn hoặc ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn.

“Kết quả của chúng tôi đưa ra giả thuyết dùng sự can thiệp dựa trên nền tảng những lỗ tò mò có khả năng gia tăng việc tham gia vào những hành vi mà họ mong muốn nhưng thường thiếu động lực để thực hiện,” Polman cho biết. “Nó cũng cung cấp bằng chứng mới cho thấy rằng tính những sự can thiệp dựa trên tính tò mò có thể dễ dàng thực hiện và có thể giúp mọi người hướng đến những hành động tích cực.

Nguồn: http://www.apa.org/news/press/releases/2016/08/curiosity-behavior.aspx
Dịch: Pân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *