Những xung đột giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi dậy

Những xung đột giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi dậy

Có nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con trẻ ở độ tuổi này.

Những xung đột giữa cha mẹ và con cái ở độ tuổi dậy thì vốn là chuyện phổ biến đến mức… bình thường ở hầu hết các gia đình. Và những mâu thuẫn không được giải quyết tốt lại làm phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn khác nữa.

Khi vấn đề được xử lý một cách bình tĩnh và công bằng, sẽ có ít vấn đề được phát sinh, dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ. Khi trẻ lớn lên, chúng có xu hướng muốn kiểm tra giới hạn của mình và đôi khi lại gặp rắc rối vì điều này. Các bậc phụ huynh có thể lo lắng khi con bắt đầu bước vào tuổi teen và trở nên xa cách cũng như có những cư xử tồi tệ. Luôn quan tâm đến con là một điều tốt, thay vì để con gặp những rắc rối một mình mà cha mẹ không hề hay biết.

Những phiền muộn tuổi teen

Có nhiều nguyên nhân và tình huống khác nhau làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con trẻ ở độ tuổi này. Một số những lý do phổ biến là:

1. Con nhận điểm xấu ở trường. Điều này có thể là một vấn đề vì phụ huynh sẽ lo lắng về chuyện học hành và đậu đại học của con. Ngoài ra, điểm thấp khiến con không nhận được bất kỳ học bổng nào, dẫn đến cha mẹ cảm thấy buồn rầu.

2. Con giao du với một nhóm bạn xấu. Nếu con có bạn bè làm những điều mà cha mẹ không chấp nhận, khiến con dễ bị nhiễm tính xấu, thì bạn bè của con có thể sẽ không được cha mẹ ưng thuận.

3. Phụ huynh quá nghiêm khắc dẫn đến luôn gây khó dễ cho con. Kiên quyết và cứng rắn là điều quan trọng, nhưng đừng thái quá, vì điều này có thể làm cho con muốn nổi loạn nhiều hơn.

4. Nếu con vướng vào rắc rối ở trường, có thể sẽ nảy sinh xung đột với cha mẹ. Nếu cha mẹ quyết định phạt con, trẻ sẽ chẳng cảm thấy vui vẻ gì.

5. Thiếu sự giao tiếp có thể gây ra rất nhiều vấn đề giữa cha mẹ và con cái. Điều quan trọng là cả hai phải thực sự trò chuyện để hiểu nhau. Và còn rất nhiều lý do khác khiến phụ huynh và trẻ ở độ tuổi thiếu niên không hòa thuận, với muôn vàn tình huống hoàn toàn khác nhau.

Xoá tan mâu thuẫn giữa cha mẹ – con cái

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng xung đột này, bạn có thể thử một vài cách tiêu biểu sau đây:

1. Giao tiếp. Nói chuyện với con khi bạn đang khó chịu vì những gì con làm là điều quan trọng, vì nếu bạn không nói chuyện với con, con sẽ không biết bạn đang giận hay khó chịu.

2. Đọc một quyển sách về nuôi dạy con, hay về mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ ở độ tuổi thiếu niên.

3. Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn. Trong khi nhiều người phản đối ý tưởng hỏi ý người ngoài về chuyện gia đình, tham khảo ý kiến chuyên gia là một cách tốt để cởi mở giao tiếp giữa con cái và cha mẹ.

4. Làm việc cùng nhau, chẳng hạn như đi xem phim hoặc chơi trò chơi.

5. Khắc phục vấn đề gia đình có thể khó khăn, nhưng chỉ cần tất cả mọi người đều nói lên cảm xúc của mình, dần dần mọi chuyện sẽ ổn và mối quan hệ giao tiếp trong gia đình sẽ được cải thiện.

Nghệ thuật cư xử

Kiểm soát cảm xúc

Khi nói chuyện, tranh luận cùng con bất cứ chủ đề nào dù thích hay không thích, cha mẹ cũng nên giữ được thái độ bình tĩnh. Đừng nên phán xét suy nghĩ của con, thay vào đó phân tích cho con liệu đó có phải là điều có ích hay không, có cần thiết vào lúc này không, nếu không được, con sẽ mất gì. Cha mẹ nên thử đứng theo góc nhìn của con chứ đừng hoàn toàn để suy nghĩ của thời đại mình sống chi phối cảm nhận. Ngoài ra, cố gắng đưa con vào giữa suy nghĩ cá nhân cùng trách nhiệm gia đình và giúp con cân bằng 2 chuyện này. Khi đó, dù không theo đứng ý mình, con vẫn sẽ không quá khó chịu, đây cũng là cách khiến con ngày một trưởng thành hơn.

Thống nhất trước với con những nguyên tắc

Muốn con không tranh cãi hay phản ứng tiêu cực trước những quyết định của mình, trước đó cha mẹ cần thảo luận, thống nhất các quy định. Một số điều có thể nói đến như con phải về trước 9-10 giờ, đi chơi phải xin phép, ăn mặc tóc tai theo phong cách gì cũng được nhưng phải phù hợp khi đến lớp và nếp sống gia đình, có bạn trai/ bạn gái, nên cho cha mẹ biết… Khi 2 bên đều biết trước và đồng ý, sẽ ít xảy ra trường hợp xung đột giữa cha mẹ và con cái hơn.

Xem con là bạn và cũng để mình thành một người bạn của con

Con vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên giảm bớt phần nào việc xem con còn quá bé bỏng mà hãy dần để con ở vị trí bình đẳng, người lớn. Không nên dùng các từ ngữ mang tính xúc phạm, coi thường hay gây xấu hổ vì khi này con mang tâm lý rất nhạy cảm, sẽ rất dễ “bùng nổ” nếu cha mẹ cư xử không khéo léo.

Hãy tôn trọng con, tôn trọng cả bạn bè của con

Ngoài ra, không nên so sánh con với bất cứ người nào khác. Cha mẹ nên cho phép con tham gia vào các vấn đề gia đình, được phép nói lên ý kiến của mình. Thêm nữa, cha mẹ cũng nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống để từ đó con có thể thêm tin tưởng và mở lòng với cha mẹ.

Với những điều trên, cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng cho mối quan hệ của mình với con khi con trong độ tuổi dậy thì “sớm nắng chiều mưa”. Một mối quan hệ gia đình tốt mà con có khi này sẽ là bước đệm quan trọng cho việc trưởng thành thật sự của con mai sau.


>> Nguồn: http://www.cpcs.vn/nhung-xung-dot-giua-cha-me-va-con-cai-o-do-tuoi-day-d12691.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *