Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Theo nghiên cứu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là một loại rối loạn tâm lý dựa trên những suy nghĩ ám ảnh, lặp đi lặp lại. Đó có thể là nỗi sợ về sự dơ bẩn, sự mất trật tự, sự sai lệch,… từ đó dẫn đến hành vi được thực hiện một cách cưỡng chế, lặp lại liên tục mà không kiểm soát được, như rửa tay hàng chục lần, tắm rửa nhiều lần trong ngày, sắp xếp đồ đạc gọn gàng quá mức cần thiết, nhằm giảm bớt nỗi mệt mỏi từ sâu trong tâm trí.

 

1. Biểu hiện

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD được chia làm 3 cấp độ, ở mức cao nhất bạn luôn muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Khi nhìn thấy những gì không vừa mắt như sự bẩn thỉu, không gọn gàng, bạn như muốn phát điên. Ý nghĩ phải dọn dẹp ám ảnh bạn suốt ngày, khiến cho bạn khó tập trung để làm bất kỳ điều gì khác cho đến khi bạn sắp xếp tất cả mọi thứ ngăn nắp theo đúng ý mình. Tuy nhiên, việc quá chú ý tới từng chi tiết nhỏ xíu này có thể tạo ra sự xung đột giữa bạn với mọi người.

Giải mã tâm lý (Kỳ 4): Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Luôn muốn rửa tay thật sạch: Người mắc bệnh OCD luôn nghi ngờ tay mình đã sạch sẽ hay chưa và luôn muốn rửa tay. Mỗi khi rửa thường rất lâu, chà sát mạnh và rửa nhiều lần với xà phòng, các chất tẩy rửa. Thậm chí, họ có xu hướng không muốn bắt tay người khác vì ám ảnh suy nghĩ mình sẽ lây vi khuẩn.

Luôn muốn mọi thứ đối xứng hoàn hảo: Người mắc chứng OCD cũng luôn muốn và cố gắng sắp xếp mọi vật gọn gàng, đối xứng đến mức độ hoàn hảo.

Sạch sẽ quá mức: Ưa sự sạch sẽ và thích dọn dẹp là một thói quen tốt nhiều người có, nhưng điều này sẽ không còn là sở thích mà trở thành dấu hiệu bệnh nếu bạn mất hàng giờ liền mỗi ngày để dọn dẹp nhà cửa, dù nó đã sạch bong. Nếu ngày nào không dọn dẹp, người mắc OCD sẽ trở nên lo lắng, bồn chồn và thôi thúc mình phải làm việc đó.

Ám ảnh với việc đếm số:Một số người mắc chứng OCD thực hiện các nhiệm vụ theo một khuôn mẫu số hoặc liên tục đếm việc mình làm. Ví dụ đếm bậc cầu thang ở mọi nơi, đếm số đồ vật trong nhà, úp bát đĩa theo hàng có số thứ tự nhất định.

Lo lắng quá mức các mối quan hệ: Những người mắc chứng OCD sẽ luôn mổ xẻ mối quan hệ của họ với bạn bè, đồng nghiệp, người yêu và thành viên trong gia đình. Ví dụ, họ thường xuyên lo lắng rằng một nhận xét ngoài ý muốn trong công việc của mình sẽ làm cho đồng nghiệp xa lánh, hoặc liệu một sự hiểu lầm nhỏ có làm hỏng một mối quan hệ lãng mạn. Những suy nghĩ này luôn kẹt trong đầu, khiến người bệnh lo lắng mình trở thành một người xấu.

Luôn kiểm tra lại việc đã làm: Người mắc OCD sẽ nghi ngờ việc mình làm và kiểm tra lại 3,4 thậm chí đến 20 lần một việc đã làm. Ví dụ quay về nhà kiểm tra xem đã khóa cửa hay chưa. Trong đầu luôn hiện suy nghĩ không yên tâm, lo lắng mình chưa hoàn thành việc đó.

Những suy nghĩ về bạo lực và tình dục không mong muốn: Người mắc chứng OCD thường sẽ có suy nghĩ về hành vi bạo lực và tình dục. Dù nhận thức rõ là sai trái nhưng họ không thể ngăn mình nghĩ đến hoặc thực hiện các hành vi đó.

Ghét vẻ ngoài: Chứng rối loạn rối loạn cơ thể (BDD) là một tình trạng liên quan đến OCD, trong đó người bệnh thường ghét hoặc không hài lòng về một bộ phận nào đó trên cơ thể. Họ có thể mất hàng giờ liền đứng trước gương hoặc cố gắng loại bỏ, che đậy bộ phận được cho là không đẹp đó. Bệnh sẽ trầm trọng và ảnh hưởng nhiều hơn khi người bệnh e ngại, không dám ra ngoài tiếp xúc với mọi người.

2.  Nguyên nhân

Các nghiên cứu hiện nay tập trung tìm hiểu nguyên nhân trong mối liên hệ giữa các nhân tố sinh học thần kinh, ảnh hưởng của môi trường và quá trình nhận thức. Gần đây người ta thấy rằng liên cầu khuẩn tan huyết bêta – nhóm A có mối liên hệ mật thiết với chứng rối loạn thần kinh này.

Giả thuyết về gene luôn nhận được nhiều sự đồng tình nhất. Theo đó, nghiên cứu trên những cặp sinh đôi cho thấy sự liên hệ giữa căn bệnh này và yếu tố di truyền. Nếu một người trưởng thành mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế và họ có anh (chị) em sinh đôi thì nguy cơ người anh (chị) em đó mắc bệnh là từ 27 – 47%.Bên cạnh đó, Xét từ góc độ tính cách người cầu toàn dễ bị mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế hơn người bình thường.

Giải mã tâm lý (Kỳ 4): Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

3. Tác hại

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường đi kèm với bệnh trầm cảm, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất, rối loạn nhân cách, thiếu khả năng tập trung hoặc một dạng rối loạn lo âu khác. Điều này khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng nặng nề, suy sụp, về lâu về dài có thể gây ra những suy nghĩ tiêu cực và dễ dẫn đến hành vi tự tử. Sally Appert, nữ kế toán viên 27 tuổi trong một buổi nói chuyện với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân đã chia sẻ về nỗi thống khổ khi sống chung với căn bệnh tâm lý này.

Giải mã tâm lý (Kỳ 4): Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Sally chia sẻ: “Có lẽ từ khi lọt lòng tôi đã sống trong sợ hãi. Không ai có thể bế được tôi ngoài bố hoặc mẹ, tôi sẽ khóc cho đến khi họ trả tôi lại cho bố mẹ mình. Lúc nhỏ, tôi luôn bị tiếng ồn làm cho kinh khiếp, đặc biệt là tiếng nước chảy.Lớn hơn một chút, danh sách những điều tôi sợ được bổ sung nhiều lên, tỷ lệ thuận với hiểu biết của tôi: sợ vi khuẩn, sợ đám đông, sợ ngủ lạ nhà, sợ thức ăn, sợ mùi khó chịu, sợ những chứng bệnh dù nhẹ nhất và thậm chí sợ cả việc trong tương lai các con thú nhồi bông của tôi trở nên cũ đi và bị mục nát. Tôi biết rằng điều cuối cùng nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng tôi đã từng thức giấc nửa đêm và lo lắng mình sẽ phát bệnh về điều ấy”.

Đôi lúc Sally Appert cũng tuyệt vọng với chính bản thân mình: “Đi đến bất cứ đâu, tôi sẽ có một sự thôi thúc mãnh liệt, không cưỡng lại được là phải đọc mọi thứ mà tôi thấy. Từ bảng hiệu, nhãn hàng cho tới tất cả các hướng dẫn hay bìa sách hoặc bất kỳ thứ gì trong tầm tay, nếu mà nhìn thấy. Nếu không, tôi cảm thấy lo lắng cồn cào, như bị nước sôi dội vào ruột vậy. Không thể điều khiển và làm chủ tâm trí của mình là điều kinh hoàng nhất mà tôi luôn phải chịu đựng”.

4. Điều trị 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không điều trị ngay lập tức được, nó cần một khoảng thời gian nhất định với sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu và cố gắng của bản thân người bệnh. Sử dụng thuốc và áp dụng nhiều phương pháp trị liệu hành vi giúp cải thiện tình trạng bệnh nhưng đòi hỏi sự kiên trì và ý chí mãnh liệt. Nhiều bệnh nhân đã dần hồi phục bằng cách học cách giữ bình tĩnh như tập thiền, công pháp. Bên cạnh đó không thể thiếu một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè.

Giải mã tâm lý (Kỳ 4): Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng giống như các chứng tâm thần khác, nó sẽ “bào mòn” thể chất lẫn tinh thần của người bệnh nếu không được điều trị. Do đó, khi cảm thấy bản thân đang mắc một trong số những biểu hiện kể trên thì tốt nhất bạn nên đi khám để có thể yên tâm hơn.


>> Nguồn: https://bestie.vn/2018/10/giai-ma-tam-ly-ky-4-chung-roi-loan-am-anh-cuong-che-ocd

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *