Tổn thương thời thơ ấu: Hệ quả dài lâu
Nhiệm vụ của phân tâm học là cảnh báo về sự dồn nén quá mạnh mẽ trong thời thơ ấu, khiến cho những xung năng thôi thúc của đứa trẻ trở thành các kênh dẫn đến những cạm bẫy của chứng rối loạn thần kinh. Các bản năng nên được kiểm soát chứ không phải bị nén lại. Và sự kiểm soát này nên biểu hiện trong các hành động thích ứng với hiện tại. Như Rank và Sachs đã nói:
“Đứa trẻ nếu chỉ được giáo dục duy nhất bằng tình yêu, sẽ cảm thấy bị trừng phạt thích đáng khi tình yêu đó bị rút lại. Nhưng đối với người yêu dấu, nó sẵn lòng từ bỏ những thuộc tính và mục đích gây rắc rối. Nó bắt chước để giống như người ấy, bắt chước theo sự trau dồi tu dưỡng mà đối tượng yêu dấu kia đòi hỏi và kì vọng ở nó.”
Trong bài viết “Phân tâm học và vệ sinh tính dục của trẻ em”, tác giả đã từng nói rằng:
“Việc điều trị các chứng loạn thần kinh chức năng nên bắt đầu từ sớm, có tính phòng bệnh, có định hướng và miêu tả chính xác các xu hướng tâm – sinh lý và tình dục của con mình. Cách kiểm soát tốt nhất là điều hướng hoặc giúp cho những cảm xúc bị dồn nén này thăng hoa trong những môn nghệ thuật hay lĩnh vực trí tuệ cao hơn.”
Bác sĩ Oskar Pfister từ Zurish, Thụy Sĩ đã phát hiện một số lượng lớn các trẻ em ở độ tuổi đi học mắc các chứng rối loạn thần kinh có nguồn gốc là cảm xúc, chẳng hạn như nói lắp, nỗi sợ không lành mạnh, xấu hổ (đỏ mặt), ngại ngùng, ăn cắp vặt và nói dối. Cả những học sinh lười biếng, thờ ơ lãnh đạm, mơ mộng hão huyền… Tất cả những chứng này có thể chữa lành bằng trị liệu phân tâm học.
Ví dụ như:
Một câu trai đến xin lời khuyên vì không thể hoc hành và tập trung. Đây là một phàn mà thường xuyên trong độ tuổi dậy thì và mới lớn. Cuộc trị liệu phân tâm cho thấy cậu mắc một chứng bệnh mơ ngày rất nghiêm trọng. Đó là một kiểu rút khỏi thực tại, thích chìm trong những mơ mộng hão huyền ban ngày của mình hơn là việc cố gắng học hành có tính thực tế.
Một khuynh hướng cá nhân như thế chứa đầy nguy cơ phát triển thành một chứng rối loạn thần kinh chức năng nghiêm trọng, hay thậm chí một chứng rối loạn tâm thần. Cậu bé nên được trị liệu phân tâm chứ không phải chạy theo mấy lời khuyên “rèn luyện sự tập chung” thông thường. Trong ca này, khả năng tập chung không hề có khiếm khuyết, vấn đề nằm ở chỗ bệnh nhân trôi vào một tình trạng mơ giữa ban ngày một cách bất thường, vì thực tại cuộc sống không làm cậu thích thú nữa.
Thầy cô giáo trong trường cũng nên biết các nguyên tắc phân tâm nhất định nhằm thấu hiểu hơn những đứa trẻ kỳ quặc hoặc bất thường và giới thiệu trẻ đến những nguồn trị liệu đúng đắn. Không nên đánh giá, phán xét và dán nhãn “cứng đầu”, “lơ đễnh” cho những đứa trẻ, vì động lực thôi đẩy chúng bộc lộ một phản ứng như thế thường năm sâu bên trong nhân cách của chúng – chính chúng cũng không hiểu được mình. Bằng kiến thức phân tâm, họ có thể nuôi dưỡng một lòng khoan dung lớn lao trước sự phức tạp, rắc rối trong tính cách của trẻ, hiểu cho những sở thích và sở ghét, cũng như các phản ứng hiếu kỳ trước các tình huống người lớn của chúng.
Để lấy ví dụ về việc bố mẹ không đối đãi với con không đúng cách có thể gây hại ra sao, tác giả xin nhắc đến trường hợp của một bé trai 10 tuổi:
Mẹ cậu bé để cho cậu bé kiểu tóc dài, tóc kẹp kiểu Hà Lan giống một đứa bé gái. Đứa trẻ này là con út trong số bốn người con toàn là trai. Sự thất vọng của người mẹ khi không có con gái đã tìm thấy một lối cả thoát bằng cách “tạo hình” đứa con trai út của mình trông giống như con gái nhất có thể.
TÌnh huống này chứa đầy những nguy hiểm và nguy cơ. Trong đứa bé trai kia không chỉ nảy sinh cảm giác mặc cảm tự ti, mà nó còn phải chịu đựng sự chế giễu từ phía bạn bè đồng trang lứa, và do vậy có xu hướng ngày càng trở nên kém hòa đồng.
Sự phát triển của một thái độ tinh thần như vậy: Nhạy cảm (dễ bị ảnh hưởng) và trở thành kiểu người khép kín – cùng với các hệ quả của tính cách đó – sẽ thiết đặt nền tảng cho một chứng rối loạn thần kinh chức năng nghiêm trọng trong giai đoạn thanh thiếu niên, khi mà cá nhân cảm thấy cần trở thành một con người hòa đồng với xã hội như lực bất tòng tâm.
Bác sĩ Pfister cũng nói như sau:
Cha mẹ phải chú ý để không khơi gợi cảm giác mặc cảm, tự ti nào ở trẻ. Để đứa trẻ con có thể có một mối liên hệ bình thường với cha mẹ, cả hai phải hòa hợp với nhau. Khi chúng ta càng nhìn thấu suốt chúng, chúng lại càng trở nên thú vị với chúng ta. Chính chúng cũng nhận ra rằng, cha mẹ thấu hiểu chúng sâu sắc đến nhường nào, thì sức ảnh hưởng của họ đối với chúng cũng to lớn nhường đó. Rồi chúng sẽ không còn cố chạy trốn khỏi một mệnh lệnh cần thiết và đúng đắn với những lý do rất “bề mặt” như bị đau đầu (sinh ra trong vô thức), hay những nỗi đau khác (cũng được tạo ra từ vô thức) để có được sự thông cảm của cha mẹ. Tất nhiên chúng cũng sẽ không biến mình thành nạn nhân và đổ lỗi cho công việc, học hành quá tải khi chúng đang lười biếng.”
Sau cùng, để cho thấy trẻ em nhạy cảm ra sao, có thể kể trường hợp của một bé gái 11 tuổi.
Cô bé đột nhiên kể với hàng xóm rằng ở nhà cô bị đối xử tồi tệ, rồi vài ngày sau đó co bé bỏ đi đến quá nửa đêm. Một cuộc phân tâm ngắn cho thấy, câu chuyện của cô bé về việc bị đối xử tồi tệ ở nhà đơn thuần chỉ là bịa ra. Cô bé kể câu chuyện ấy rồi bỏ đi sau đó là vì cô bé phải “nhường” phòng cho đứa em gái nhỏ.
Việc phải nhường phòng làm dấy lên tâm lý ghen tị trong đứa trẻ. Vì không thể nói ra nên cảm xúc bị dồn nén ấy trở thành một xung năng thôi thúc đột ngột, câu chuyện bịa đặt về việc bị đối xử tồi tệ chỉ là bộc phát của dồn nén, nhằm củng cố cho thái độ cả cô bé mà thôi.
Khác biệt cá nhân giữa những đứa trẻ rất rõ rệt và vô vàn. Và lý do này, cư xử kỳ quặc của đứa trẻ không bao giờ có thể đo lường được bằng bất kỳ cái gọi là bài kiểm tra trí tuệ nào. Việc thất bại trong một bài kiểm tra nào đó không có nghĩa là đứa trẻ đó mắc bất kỳ khiếm khuyết trí tuệ nào, mà có thể là do một tắc nghẽn cảm xúc – có nguồn gốc từ vô thức.
Tình trạng vị thành niên và sự biến đổi tuổi dậy thì do vậy được Freud phát biểu:
“… một trong những sự kiện tinh thần quan trọng nhất và cũng đau khổ nhất của tuổi dậy thì đó là: thoát khỏi uy quyền của cha mẹ (…) nhiều người bị “cầm chân” ở từng trạm trên hành trình phát triển và trưởng thành mà cá nhân bắt buộc phải đi qua. Có những người không bao giờ vượt qua được uy quyền của cha mẹ, và do đó không bao giờ – hoặc theo một cách rất sai lệch – cân bằng được tình cảm “quyến luyến” ấu thơ của họ dành cho cha mẹ mình. Họ phần lớn là con gái, vì để cha mẹ vui lòng mà giữ lại trọn vẹn tình yêu thơ ấu đến tận lúc lớn.”
Theo thuật ngữ phân tâm học, tình trạng vừa được đề cập có thể được nói rõ như sau: Từ lúc ban đầu của thời thơ ấu, bắt đầu vào khoảng 3 – 5 tuổi, những đứa trẻ cho thấy sự lựa chọn hấp tấp và tình cmar đặt biệt đối với những người lớn, đặc biệt là trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ hay bảo mẫu. Đây là cái gọi là lãng mạn gia đình (family romance) và sự phát triển này trong đơn vị gia đình.có tầm quan trọng lớn đối với những ấn tượng in dấu trong đầu óc mềm yếu của trẻ. Những ấn tượng này dần dần bị ném xuống, đẩy từ ý thức hoặc vùng tiền ý thức vào vô thức hoặc vùng hậu tâm trí. Cách xử lý những ấn tượng này rất quan trọng cho cuộc sống về sau này của một cá nhân: Liệu những ấn tượng đó có được điều hướng thành công và cá nhân kia vẫn lành mạnh? Hay cá nhân trở nên bất lực bởi những ấn tượng này và có khả năng trở thành bệnh nhân rối loạn thần kinh?
Do vậy trong đời mỗi người, sẽ có một lần phải đưa ra quyết định lớn:
Sẽ giữ lại hay không giữ lại cảm xúc mê đắm của mình với gia đình? Hay sẽ bứt khỏi sợi dây neo thơ ấu, phát triển trí tuệ và cảm xúc, gạt sang một bên tuổi thơ của mình và đi thẳng vào thế giới thực tại?
Thường đứa con một (đứa duy nhất) sẽ có nhiều khả năng giữ lại nối nặng lòng thời thơ ấu với gia đình. Bước vào gian đoạn quan trọng của tuổi dậy thì và vị thành niên, “đứa con một” trở nên yếu nhược do cuộc vật lộn chiến đấu để bứt ra khỏi gia đình, và biểu hiện thành những triệu chứng mà ta gọi là “suy nhược thần kinh” – người lớn vẫn sai lầm quy cho là học hành quá tải.
Trong khi thực tế, suy nhược này là do mâu thuẫn nội tại giữa nỗ lực tiếp xúc với thế giới trưởng thành ngoiaf kia và việc bứt ra khỏi sợi dây neo thơ ấu. Chính mâu thuẫn này, thăng trầm này của cuộc đời – quả lắc đu đưa giữa thời thơ ấu và trưởng thành, mang theo cùng nó là sự gia tăng những dồn nén mới – thường xuyên dẫn những cô bé vị thành niên đến chứng rối loạn thần kinh chức năng được biết đến với tên là chứng cuồng loạn (Hysteria). Những bé trai rất có thể mắc phải các chứng rối loạn kiểu cuồng loạn trong giai đoạn quan trọng này, nhưng với mức độ thấp hơn bé gái rất nhiều. Vì ở bé gái có nhiều dồn nén hơn và thay đổi tâm – sinh lý lớn hơn trong lịch sử đời sống của cá nhân. Trong tuổi dậy thì và vị thành niên, các khuynh hướng tính dục bản năng của con gái cũng cố tìm một đối tượng ngoài gia đình để gắn chặt mình vào. Điều đó lý giải cho lòng khao khát tình yêu mạnh mẽ và những cơn say nắng tuổi vị thành niên mà ta tường bắt gặp.
Cái gọi là “say nắng” của các chàng trai cô gái vị thành niên thông thường là một hiện tượng tạm thời và thường xuyên đến nỗi chúng có thể vượt qua như một giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên ở người lớn, khuynh hướng này dưới dạng thăng hoa trong cuộc sống, trong sự tiến triển mối quan hệ bạn bè, trợ giúp xã hội và hỗ trợ người khác… không hề được đánh giá cao và không được khuyến khích.
———————
Đang chờ kiểm duyệt