Tổng quan về loạn thần

Tổng quan về loạn thần

Hầu hết mọi người đều nghĩ về loạn thần là một dạng tách rời thực tế. Cũng có phần đúng. Loạn thần được định hình bởi sự gián đoạn suy nghĩ và nhận thức của một người khiến họ gặp khó khăn trong việc nhận ra cái gì là thật và cái gì không phải thật. Những gián đoạn này thường được trải nghiệm bằng thị giác, thính giác và hành động tin vào sự tồn tại của những thứ không có thật hoặc có những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc kỳ lạ, xuất hiện liên tục của chủ thể. Mặc dù mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau nhưng hầu hết đều thừa nhận rằng loạn thần là cực kỳ đáng sợ và phức tạp.

Loạn thần là một triệu chứng, không phải một bệnh lý, và nó phổ biến hơn bạn nghĩ. Tại Hoa Kỳ, có xấp xỉ 100,000 người trẻ mắc phải loạn thần mỗi năm. Và cứ 100 người thì có 3 người trải qua một giai đoạn loạn thần trong một khoảng thời gian nào đó trong đời.

Loạn thần giai đoạn đầu xuất hiện khi một người bắt đầu có dấu hiệu mất liên hệ với thực tại. Nhanh chóng tiếp nhận hỗ trợ điều trị phù hợp cho người đang trong giao đoạn đầu của loạn thần có thể giúp thay đổi cuộc sống của họ và dần giúp họ thay đổi tương lai. Đừng chần chờ hành động ngay và chuẩn bị cho bản thân mình những thông tin hữu ích dưới đây:

I. Triệu chứng. 

Những dấu hiệu cảnh báo sớm trước loạn thần

Loạn thần giai đoạn đầu hiếm khi nào xuất hiện đột ngột. Thường thì một người sẽ có những thay đổi từ từ, không quá đặc biệt trong suy nghĩ và nhận thức, nhưng họ lại không hiểu những gì đang diễn ra. Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể rất khó phân biệt ở hành vi của nhóm trẻ vị thành viên hoặc người trẻ tuổi. Mặc dù những dấu hiệu này không phải là nguyên nhân để cảnh giác nhưng lại giúp chỉ ra nhu cầu phải được bác sĩ thăm khám kịp thời.

Khuyến khích người bệnh tìm kiếm hỗ trợ ngay từ giai đoạn đầu của loạn thần là rất quan trọng. Gia đình thường là người đầu tiên nhìn thấy những dấu hiệu sớm này và cũng là người đầu tiên giải quyết vấn đề tìm kiếm điều trị. Tuy nhiên, cũng bởi sự xuất hiện của ảo giác, sợ hãi, kỳ thị và cảm giác bất an mà nhiều người không sẵn lòng chấp nhận sự hỗ trợ từ người khác. Trong trường hợp này, gia đình có thể sẽ gặp trở ngại cực kỳ lớn, nhưng vẫn có một số phương pháp giúp khuyến khích người bệnh tìm kiếm hỗ trợ điều trị.

Ta cần tìm kiếm hỗ trợ ngay vì điều trị sớm mang đến hy vọng hồi phục cao nhất bằng cách làm chậm, dừng và có thể đảo ngược tác động của loạn thần. Các dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm:

  •  Sự sa sút đáng lo ngại trong điểm số học tập hoặc hiệu suất làm việc.
  •  Khó tập trung hoặc suy nghĩ một cách rõ ràng. T
  •  Luôn nghi ngờ và khó dễ với người khác.
  •  Không chăm sóc bản thân và giữ gìn vệ sinh cá nhân.
  •  Dành nhiều thời gian ở một mình hơn bình thường.
  •  Hay có cảm xúc quá mạnh, thiếu phù hợp hoặc không cảm xúc.

Các dấu hiệu của loạn thần giai đoạn đầu. 

Xác định chính xác thời điểm xuất hiện giai đoạn đầu của loạn thần có thể khá khó khăn nhưng những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm:

  •  Nghe, nhìn, nếm và tin vào những thứ mà người xung quanh không cảm nhận được.
  •  Luôn có những suy nghĩ hoặc niềm tin bất thường, không thể gạt sang một bên được bất chấp những gì đông đảo mọi người khác đều tin.
  •  Không cảm xúc hoặc có những cảm xúc quá mạnh và không phù hợp.
  • Co rụt khỏi gia đình và bạn bè.
  • Đột ngột bớt chăm sóc bản thân.
  • Khó tập trung hoặc suy nghĩ một cách rõ ràng.

Những dấu hiệu cảnh báo này thường thể hiện sức khỏe suy giảm của người bệnh và một bài đánh giá thể chất và thần kinh có thể giúp tìm ra vấn đề. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện đánh giá tâm lý có thể xác định liệu có sự liên hệ nào với một bệnh lý tâm thần nào không và thảo luận kế hoạch tiếp theo. Nếu loạn thần là một triệu chứng của một bệnh lý sức khỏe tâm thần thì hành động sớm sẽ giúp kiểm qoát được tình hình.

(Loạn thần_ Ảnh minh họa)

II. Loạn thần. 

Loạn thần bao gồm một loạt các triệu chứng nhưng phổ biến nhất là một trong hai nhóm lớn gồm ảo giác và hoang tưởng. Cụ thể:

  1. Ảo giác bao gồm nhìn, nghe hay cảm giác thấy những thứ không thật, như:
  •  Nghe thấy giọng nói (ảo thanh).
  •  Có cảm giác lạ hoặc không giải thích được.
  •  Thấy đồ vật hoặc người thoắt ẩn thoắt hiện hoặc hình ảnh biến dạng méo mó.
  1. Hoang tưởng là sự xuất hiện của những niềm tin mạnh mẽ không phù hợp với văn hóa nơi người đó đang sống, là những niềm tin khó trở thành hiện thực hoặc nghe vô lý với người khác, như:
  • Tin vào những thế lực ngoại lai đang điều khiển suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
  • Tin rằng những lời nói, sự kiện hay vật thể bình thường mang một ý nghĩa cá nhân hay ý nghĩ lớn lao nào đó.
  • Nghĩ rằng mình có sức mạnh siêu nhiên, đang được giao một sức mệnh đặc biệt hoặc thậm chí nghĩ mình là Chúa trời.

III. Nguyên nhân. 

Chúng ta vẫn đang tìm hiểu về cách thức và lý do xuất hiện loạn thần, nhưng một vài yếu tố có thể có liên quan góp phần vào sự hình thành này. Chúng ta đều biết thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có nguy cơ mắc loạn thần cao vì sự tthay đổi hormone trong não bộ ở giai đoạn dậy thì.

Một vài yếu tố có thể góp phần gây loạn thần:

– Gen di truyền. Nhiều gen có thể góp phần vào sự phát triển loạn thần, nhưng chỉ vì một người có gen nguy cơ không có nghĩa là họ chắc chắn sẽ mắc loạn thần. Nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để giúp ta hiểu rõ hơn loại gen nào sẽ đóng vai trò vào sự phát triển loạn thần.

– Sang chấn. Một sự kiện gây sang chấn như cái chết, chiến tranh hoặc tấn công tình dục có thể châm ngòi cho sự xuất hiện của loạn thần. Dạng sang chấn – và độ tuổi của người bệnh – sẽ tác động quyết định liệu một sự kiện gây sang chấn có thể đưa đến loạn thần hay không.

– Sử dụng chất. Sử dụng cần sa, LSD (tem giấy, bùa lưỡi), chất kích thích dạng amphetamine và những chất ma túy khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc loạn thần ở những người vỗn đã dễ bị tổn thương trước loạn thần.

– Bệnh lý hoặc chấn thương cơ thể. Chấn nương não, u não, đột quỵ, HIV và một số bệnh não bộ khác như Parkinson, Alzheimer và mất trí đôi lúc cũng có thể gây loạn thần.

– Các bệnh lý tâm thần. Đôi khi loạn thần là một triệu chứng của một bệnh lý như tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm.

IV. Chẩn đoán. 

Trong chẩn đoán xác định một bệnh lý, triệu chứng là thành tố cấu thành nên bệnh lý. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế lấy thông tin từ hồ sơ và tiền sử bệnh của gia đình, cùng với bài kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán xem ai đó có bị loạn thần hay không. Nếu loài trừ các căn bệnh như u não, nhiễm trùng hoặc động kinh, thì nguyên do ở đây có thể là một bệnh lý tâm thần.

Nếu nguyên nhân có liên quan đến một bệnh lý tâm thần, thì chẩn đoán và điều trị sớm sẽ mang đến khả năng phục hồi cao nhất. Nghiên cứu chỉ ra rằng càng tiếp nhận điều trị càng sớm thì chất lượng cuộc sống về lâu dài của người bệnh sẽ càng được cải thiện.

V. Điều trị

Điều trị loạn thần khá phức tạp và khó khăn. Đòi hỏi người bệnh kiên trì và sự chăm sóc giáo dục của người thân có nhiều cố gắng và duy trì hợp lý. Cách tiếp cận điều trị truyền thống cho loạn thần cần sử dụng song hành điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Việc điều trị sớm cho bệnh loạn thần, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu tiên, sẽ mang đến kết quả tốt nhất.

Bên cạnh những phương pháp điều trị truyền thống, nghiên cứu đã chỉ ra thành công đáng kể khi sử dụng phương pháp điều trị có tên gọi Chăm sóc Tích hợp Chuyên Biệt (CSC)0. CSC bao gồm một nhóm chuyên gia y tế và những người có chuyên môn làm việc với khách hàng nhằm xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân dựa trên những mục tiêu sống đồng thời gắn kết các thành viên trong gia đình càng nhiều càng tốt vào chương trình điều trị.

CSC có các cấu phần chủ chốt sau: 

  •  Quản lý hồ sơ
  •  Giáo dục và hỗ trợ gia đình.
  •  Tâm lý trị liệu.
  •  Quản lý sử dụng thuốc điều trị.
  •  Hỗ trợ giáo dục và việc làm.
  •  Hỗ trợ đồng đẳng.

————–

>> Nguồn https://www.webmd.com/

>> Theo New York Times

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *