4 “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó

4 “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó

PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học Giáo dục (ĐH Giáo dục – ĐHQG Hà Nội) chỉ ra những áp lực tâm lý của học sinh trước kì thi tốt nghiệp THPT và cách ứng phó để vượt qua:

Áp lực từ thông tin trên mạng xã hội

Dường như chúng ta đang sống trong một nền văn hóa thi cử nơi mà những cơ hội cuộc sống chúng ta bị quyết định một phần bởi “điểm số” của những cuộc thi.

Có lẽ các kỳ thi ngày càng trở nên căng thằng hơn vì nó có những tác động trực tiếp đến cơ hội giáo dục tốt hơn cho cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nghề nghiệp tương lai, thậm chí là vị trí xã hội và thu nhập của từng học sinh.

Vì vậy, đến hẹn lại lên, mùa thi năm nào cũng đầy sức nóng không chỉ gây căng thẳng cho các gia đình và toàn xã hội. Nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng tâm lý của học sinh, làm hạn chế năng lực thực tế của các em khi làm bài.

Làm thế nào để nhận diện sớm “kẻ thù tâm lý” của học sinh trước kỳ thi và cách ứng phó với chúng?

Những hình ảnh thí sinh tại TP Hồ Chí Minh trong ngày đầu tiên thi môn ngữ Văn | baotintuc.vn

Theo quan sát, “kẻ thù” đối với tâm lý học sinh có thể bao gồm:

Đầu tiên là các kích thích gây căng thẳng bao gồm thông tin tiêu cực hoặc không chính xác như đề thi mang tính đánh đố, tỉ lệ chọi cao, kỳ thi không công bằng…Một khi tiếp cận quá nhiều thông tin như thế này trên mạng xã hội hoặc người khác sẽ khiến bạn hoang mang, lo lắng và không thể tập trung cho các hoạt động ôn luyện.

Nếu ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt?

Nhiều học đang sinh có niềm tin rằng “nghỉ ngơi trong thời gian này là xa xỉ”, “nếu vẫn còn ngủ 6h/ngày thì sẽ thi trượt thôi”, “nếu không vượt qua kỳ thi này thì tôi chỉ là kẻ thất bại không đáng sống”; “tất cả mọi người sẽ coi thường tôi nếu tôi không đạt được kết quả như kỳ vọng”…

Tuy nhiên, điều đáng nói đây là những suy nghĩ niềm tin không hoàn toàn chính xác và nó khiến chúng ta xao nhãng, mất tự tin khi học và làm bài.

Thứ ba chính là thói quen sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian này. Nhiều bạn ăn kiêng một cách không phù hợp (ví dụ như kiêng ăn trứng, ăn thịt bò, thịt lợn… vì niềm tin tiêu cực). Một số bạn khác thức khuya để học bài, uống các loại nước có cafein để giúp bản thân tỉnh táo.

Nhiều bạn ngồi lỳ học bài, không duy trì vận động hay duy trì một chế độ luyện tập thể chất trong thời gian dài cũng làm cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức học.

Làm cách nào để chống buồn ngủ trong khi học?

Tự nhốt mình để ôn tập là nguy cơ trầm cảm

Thói quen trì hoãn cũng là một “kẻ thù” mà các thí sinh cần nhận ra. Nhiều học sinh tự nhủ, lần này mình sẽ lên kế hoạch ôn tập và bắt đầu sớm nhưng rồi nhận ra mình chưa bắt đầu sớm. Từ đó, nhiều học sinh bắt đầu nghi ngờ có điều gì không ổn với mình dẫn đến lo lắng, không thể tập trung vào việc khác.

Hiện nhiều gia đình cách ly học sinh ra khỏi những hoạt động xã hội. Học sinh tự nhốt mình trong nhà không tiếp xúc với ai trong suốt thời gian trước khi thi để tâp trung ôn tập.

Chính sự cô lập này, cùng với thiếu hoạt động, thường là nguy cơ gây các triệu chứng trầm cảm, ảnh hưởng đến tốc độ tư duy, tốc độ ghi nhớ và sự sắc bén của hệ thần kinh trong khi học tập.

Nghỉ ngơi phù hợp để học nhanh hơn

Để ứng phó với các “kẻ thù tâm lý”, các em cần thay đổi các tác nhân bối cảnh gây stress.

Thời gian này, hãy tránh tiếp xúc với những thông tin hoặc sự việc khiến mình khó chịu trên mạng xã hội. Các em có thể từ chối không tiếp tục câu chuyện với những người có tư tưởng cho rằng kỳ thi không công bằng vì nó sẽ cấy mầm cho những suy nghĩ gian lận.

Việc nghỉ ngơi phù hợp, giúp não bộ được thư giãn và giúp chúng ta học được nhanh hơn. Duy trì giấc ngủ sâu đầy đủ, khiến bộ não tái tạo năng lượng giúp chúng ta tập trung hơn, ghi nhớ lâu hơn, tư duy sắc bén hơn, nếu không vượt qua kỳ thi này thì tôi vẫn còn những lựa chọn khác để thành công.

Dành thời gian cho vận động giúp tăng cường endorphins, cải thiện tâm trạng khiến chúng ta hào hứng hơn khi học.Cố gắng duy trì một thời gian biểu lành mạnh: có kế hoạch vệ sinh giấc ngủ và ngủ đủ để cải thiện sức khỏe tinh thần, ăn uống cân bằng và đủ chất, duy trì một kế hoạch vận động.

Nên nhớ rằng, sức khỏe thể chất tốt làm tăng sức đề kháng của sức khỏe tinh thần.

Hãy "đầu tư" cả ngày Chủ nhật để nghỉ ngơi! - VietNamNet

Dành thời gian “tử tế” với bản thân

Hãy đặt mục tiêu và tập trung vào một việc để giảm thiểu áp lực về số lượng cộng việc.

Tắt email, quy định chỉ nhận cuộc gọi vào thời gian nhất định, khi nói chuyện thông báo trước bạn có bao nhiêu phút để tối thiểu hóa sự lãng phí thời gian.

Chia công việc ra thành các nhiệm vụ nhỏ để thực hiện từng bước. Đặt thời gian ngày giờ cụ thể và tự thưởng nếu mình hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra.

Dành thời gian để “tử tế” với bản thân mình. Mỗi bạn hãy tìm ra một số cách thư giãn phù hợp để áp dụng. Ví dụ, thư giãn hít thở, thiền, yoga, nghe nhạc, uống một cốc trà ngon, hoàn thành một công việc mà mình giỏi…

Hãy duy trì các mối quan hệ xã hội để tránh sự cô lập. Mỗi ngày hãy dành thời gian nói chuyện với người thân và bạn bè, củng cố những mối quan hệ hiện tại hoặc dành lại những mối quan hệ đã xa.

Không ngại nói ra những cảm xúc của bạn và nhờ sự trợ giúp. Trong giai đoạn này bạn hãy áp dụng phương châm “mỉm cười là công cụ, nhờ vả là con đường”.

——————————

>> Nguồn: dantri.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *