Con tôi bao lực???

Con tôi bao lực???

Làm thế nào để đối diện với sự hung tính thường trực ở con của tôi?

Trong những năm đầu đời, con của bạn khám phá ra rằng thế giới không thuộc về nó, rằng nó không thể điều khiển, cai trị thế giới theo cách của nó, và rằng nó phải tuân theo những nguyên tắc mà nó không được chọn, rằng không phải lúc nào nó cũng hiểu mọi thứ và rằng nó bị đối xử không công bằng. Cho đến 3 tuổi, nó thể hiện sự mất mát của nó bằng việc phát triển một vài hình thức hung tính nào đó.

Sau 3 tuổi, tính hung tính giảm dần đi. Nếu hung tính vẫn còn, thậm chí, biến đổi sang hình thức bạo lực, thì điều quan trọng là cần hiểu được nguyên nhân để giúp đỡ con của bạn cách kiểm soát các cảm xúc của mình.

Sự phát triển của hung tính

Hung tính ở trẻ dưới 2 tuổi thể hiện bằng những hành động như đấm, đá, đập cái gì đó… Đứa trẻ chưa đến tuổi sử dụng lời nói để thể hiện những mong muốn và tình cảm của nó. Người ta nói về những xung năng của con người, thể hiện ở “tôi muốn, tôi có”.

Khoảng 2 tuổi, đó là giai đoạn mang tính nghi ngờ với từ “không”. Đứa trẻ khẳng định sự tự lập và trả lời, phản hồi một cách hệ thống với “không” khi nó nổi giận hay bị thất vọng.

Trẻ bạo lực_ theo tuvantamly.com.vn

(Nếu sau 3 tuổi, đứa trẻ tiếp tục hung hăng, thậm chí bạo lưc với bạn, với bạn bè, và ngay cả với chính bản thân… đó có thể là dấu hiệu của một sự chịu đựng nào đó mà cần phải tìm ra nguyên nhân)

Sang 3 tuổi, hung tính vật lý giảm dần bởi đứa trẻ hiểu được quyền lực của lời nói. Nó phát triển hung tính mang tính lời nói nhiều hơn, nó ý thức được rằng nó có thể thỏa hiệp, đe dọa và đạt được mong muốn của nó thông qua lời nói.

Nếu sau 3 tuổi, đứa trẻ tiếp tục hung hăng, thậm chí bạo lưc với bạn, với bạn bè, và ngay cả với chính bản thân mình, đó có thể là dấu hiệu của một sự chịu đựng nào đó mà cần phải tìm ra nguyên nhân. Hiểu các lý do của sự hung tính của con sẽ giúp bạn có những ứng xử phù hợp với con và giúp đỡ được con của mình.

Nguyên nhân của hung tính

Trẻ hung tính có thể là vì nó cảm thấy bị chối bỏ, thiếu sự quan tâm. Ví dụ, trong gia đình, việc một đứa trẻ ra đời có thể là nguồn gốc của một sự lo hãi và mất mát nào đó. Đứa trẻ đó có thể phát triển lo hãi trong nó và có những hành vi để thu hút sự chú ý đến nó.

Theo cách tương tự, nếu con của bạn thiếu sự tự tin vào nó, sự tự vệ có thể chuyển thành sự tấn công.

Việc lớn lên trong một môi trường gia đình có mâu thuẫn, sự xáo trộn căng thẳng, những mối quan hệ khó khăn với các anh chị cũng là những dấu hiệu rằng, hung tính là một điều bình thường trong cuộc sống.

Cũng có thể nhận thấy rằng, khi người lớn nhượng bộ với đứa trẻ hung tính, thì điều đó củng cố hành vi của trẻ.

Ta cũng nên nói thêm về những đứa trẻ bị đối xử không tốt:

Khi bỏ qua tình huống khó khăn (sau một sự chia ly nào đó, hay bố mẹ ly dị, một trận ốm, bố / mẹ trầm cảm) thì những đứa trẻ này sẽ có nhiều hành vi rối nhiễu hơn.
Khi trẻ thất bại trong học tập,
Hoặc khi trẻ có bố mẹ bị khuyết tật, bệnh tật.
Bạo lực có thể là một cách để trẻ khẳng định sự tồn tại của mình, tính cá nhân của mình.

Đứa trẻ thể hiện sự phản kháng bằng bạo lực, làm thế nào?

Khi trẻ hung tính, hãy làm cho trẻ hiểu rõ ràng vấn đề với sự kiên quyết… nhưng bình tĩnh, rằng bạn không đồng ý với trẻ, rằng hành vi của trẻ là không tốt. Hãy giải thích cho trẻ tầm quan trọng của những nguyên tắc không thể thiếu với mọi người xung quanh, hãy giải thích cho trẻ rằng cần phải tuân theo những nguyên tắc ấy, ngay cả bố mẹ cũng vậy.

Đứa trẻ đồng nhất với người lớn mà gần gũi nhất với trẻ. Vì vậy, bạn cũng cần có những hành vi điềm tĩnh và nhẹ nhàng trong trường hợp bạn không đồng ý với trẻ hay với người khác. Trẻ sẽ nhận ra rằng hung tính không phải là giải pháp duy nhất cho một xung đột.

Để giúp trẻ có ý thức về hành vi không phù hợp của mình, hãy đặt trẻ vào tính huống với các trò chơi đóng vai. Đóng những vai khác nhau sẽ giúp trẻ hiểu được những cảm xúc mà người khác có thể phải chịu đựng. Hãy đặt cho trẻ các câu hỏi: con có muốn bị giống như những người này không? Con có thể làm gì cho họ? Họ có nổi cáu không? …

Trẻ bạo lực1_ theo tuvantamly.com.vn

(Ảnh minh họa)

Hãy gợi ý cho trẻ những hoạt động thể thao hay nghệ thuât, đó có thể là phương pháp tốt để giải tỏa nguồn năng lượng tràn bờ và giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Một đứa trẻ hung tính thường bị mắng và cảm thấy tội lỗi hơn là được khen. Đừng quên rằng, hãy khen ngợi trẻ khi trẻ đã cố gắng những hành vi tốt trong tình huống mà trẻ có thể phải chịu đựng một sự mất mát, tổn thất nào đó. Việc khuyến khích trẻ khi trẻ tiến bộ giúp trẻ có được niềm tin vào bản thân và củng cố tiếp sự thay đổi tích cực này.

Ngay cả trong giai đoạn căng thẳng, hãy cố gắng chia sẻ những thời gian yên bình với trẻ và hãy quan tâm nhiều nhất có thể đến trẻ. Lắng nghe trẻ, và để trẻ thể hiện mình. Giúp trẻ dùng lời nói đề diễn đạt cảm xúc và điều đó giúp trẻ giảm sự hung tính cũng như giúp bạn hiểu những lý do của những hành vi của trẻ.

Hung tính với chính bản thân trẻ

Đôi khi, đứa trẻ quay sự bạo lực vào chính mình để không bạo lực với những người khác.

Trẻ cũng có thể hiểu rằng điều đó khiến bạn bất ổn. Trẻ sử dụng cách này để bạn thay đổi ý kiến. Bạn có thể giả bộ như không hiểu điều đó, trẻ sẽ dừng nhanh như có thể việc tự làm đau mình.

Một lần nữa, việc hiểu các lý do của các hành vi bạo lực của trẻ là rất quan trọng để mang đến cho trẻ sự trợ giúp cần thiết.

Tóm lại

Một vài sự hung tính ở trẻ là một phần của sự phát triển. Không cần thiết phải trầm trọng hóa một vài cú đạp hay cái cắn của trẻ. Chỉ cần giải thích rằng đó không phải là hành vi tốt, và điều đó không có nghĩa là đứa trẻ của bạn bạo lực và nó sẽ bạo lực như vậy suốt cả đời. Ngược lại, nếu các hành vi này lặp lại nhiều lần và trẻ không thể kiểm soát các cảm xúc và cơn giận, thì có nghĩa là sự chịu đựng trong tâm trí trẻ có thể khá nặng nề. Cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà chuyên môn.

( Theo )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *