Khó khăn khi trẻ vào tuổi cấp II?

Khó khăn khi trẻ vào tuổi cấp II?

Trong hành trình phát triển và hoàn thiện, con người sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển về cả thể chất và tâm lý. Với mổi giai đoạn phát tiển sẽ có những xáo trộn về tâm lý được xem là những khủng hoảng lứa tuổi mang tính quyết định cho sự “lớn lên”. Một hành trình dài đủ để con người ” nhặt nhạnh những mãnh ghép” cho bức ảnh cuộc đời của mổi người với những gam màu sáng tối xen kẽ – gam màu đó chính là những trải nghiệm thú vị  có, đau buồn có; gam màu tối sẽ làm cho bức tranh được “nâng tầm giá trị” với việc đương đầu với các biến cố, thách thức/khó khăn mang tính trặc trưng của mổi cá nhân qua từng giai đoạn phát triển nhất định. Sự đương đầu này sẽ là những thách thức giúp cho mỗi cá nhân trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn bản lĩnh hơn đó chính là giá trị tuyệt vời từ những gam màu tối; bên cạnh đó không ít “bức tranh” tràn ngập trong gam màu tối khi bản thân cứ mãi loay hoay trong vòng xoáy cảm xúc tiêu cực, gục ngã trước những thách thức trong cuộc sống và các mối quan hệ.

Quá trình phát triển có sự song hành và đồng thời về thể chất và tâm lý  sẽ diễn ra; điều này tạo nên tính hài hòa trong phát triển. Sự tác động mang tính tương hỗ giữa hai yếu tố này đóng một vai trò quan trọng, tạo nên những thách thức nhất định mà các bạn ở lứa tuổi vị thành niên phải đối diện và vượt qua.

Trong toàn bộ quá trình phát triển tâm lý cá nhân thì giai đoạn tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn phát triển tâm lý rất phức tạp. Một giai đoạn mang tính bùng nổ và có phần nổi loạn khi mà mổi cá nhân chịu sự tác động cộng hưởng do những thay đổi về mặt sinh lý cùng các tác động từ môi trường xung quanh như: gia đình, nhà trường, xã hội cùng các mối quan hệ từ các bạn đồng trang lứa. Sự thiếu kém về kỹ năng ứng phó và thích nghi với môi trường cũng như sự hạn chế trong các mối quan hệ xã hội mang tính hỗ trợ – nâng đỡ tâm lý (nhóm bạn thân, gia đình, những người mà bản than tin tưởng và chia sẻ những vấn đề khó khăn đang gặp phải) là những ” hố đen” làm cho cá nhân trở nên khó khăn hơn, vất vả hơn trong việc chấp nhận, ứng phó và vượt qua các thách thức.

Với công trình nghiên cứu được thực hiện với 2549 đối tượng có độ tuổi từ 11-15 đã khẳng định những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần (SKTT) (trang 23, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc Sức khỏe tâm thần trong trường học)  của học sinh bao gồm:

  1. Các rối loạn hành vi (RLHV) như đánh nhau, hành hạ động vật, nói dối, lấy trộm đồ đạc vật dụng;, bỏ học, cờ bạc, bỏ nhà xuất hiện vở học sinh nam nhiều hơn.
  2. Một số rối loạn liên quan đến SKTT khác như: lo âu chiếm 12,3%, sợ bẩn (10%), trầm cảm với tỷ lệ 8,4%…
  3. Hành vi sử dụng chất gây nghiện bao gồm: thuốc lá (1,22%), rượu (0,88%); ma túy (0,47%).

Và có 4 nhóm yếu tố ảnh hướng đến sức khỏe tâm lý – tâm thần được đề cập đến bao gồm: yếu tố xã hội, yếu tố nhà trường, yếu tố gia đình và yếu tố học sinh (xuất phát từ bản thân học sinh). Một con số đáng lưu ý được đề cập trong nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của học sinh THCS” được tiến hành dựa trên kết quả khảo sát từ 1103 khách thể đang là học sinh THCS từ 11-15 tuổi, đã cho thấy 74,23% co sức khỏe tâm thần ở mức bình thường; 25,76% ở mức có vấn đề của sức khỏe tâm thần (trong đó ranh giơi là 14,82% và 10,94%). Các vấn đề về cảm xúc chiếm 29,7% cao hơn các vấn đề về hành vi là 23,6% (trang 30).
Với việc sử dụng thang đo CONNERS CBRS-SR (The self – report Conners Comprehensive Behavior Rating Scales) với 196 khách thể cho thấy có 10,2% rối nhiễu mwusc thấp; 10,7% có nguy cơ rối nhiễu cao và 6,6% có biểu hiện rối nhiễu ở mức cao. Nhóm hành vi thường gặp đó là: gây hấn, nói dối và chống đối. 
Một số yếu tố mang tính nguy cơ trong quá trình phát triển tâm sinh lý, an toàn về sức khỏe tâm lý- tâm thần có thể được đề cập như:

  • Phương thức giáo dục của gia đình, giao tiếp và ứng xử giữa các thành viên trong gia đình bị “tắc nghẽn”: cha mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc hoặc quá khắc khe và kiểm soát, xét nét con cái
  • Áp lực từ học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm bạn đồng trang lứa…
  • “Một số tác động từ yếu tố truyền thông” (trang 24, Tìm hiểu rối nhiễu hành vi ở học sinh THCS bằng thang đo COONERS CBRS-SR) như bùng nổ về công nghệ thông tin có rất nhiều luồng thông tin truyền thông thiếu khoa học, các trang web đen, phim ảnh sách báo có nội dung đồi trụy…
  • Sự thiếu xót về một số hệ thống hỗ trợ, nâng dỡ, chăm sóc phát triển sức khỏe tâm lý – tâm thần dành cho đối tượng vị thành niên: hạn chế về lực lượng chuyên ngành tham vấn – trị liệu tâm lý, các phòng tham vấn tâm lý, các hoạt động ngoại khóa nghèo nàn về cả hình thức và nội dung, sân chơi lành mạnh dành cho các nhóm bạn cùng trang lứa còn nhiều hạn chế…

Với những thực trạng trên, như là một thách thức to lớn đòi hỏi sự phát triển vững mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm lý – tâm thần cho trẻ em Việt Nam, cũng như các hoạt động dịch vụ chăm sóc và phát triển sức khỏe tâm lý – tâm thần sâu rộng, toàn diện và nhân văn. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục, truyền thông lành mạnh.
Vì vậy đội ngũ các nhà tâm lý học trẻ tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tiến tới xây dựng, hoàn thiện ngành nghề tâm lý – giáo dục tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *