Nguy cơ stress trong mùa dịch và cách ứng phó
Sự bùng phát của Virus Corona chủng mới 2019 (COVID-19) có thể gây căng thẳng cho mọi người. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu chứng minh cho điều này nhưng một vài nghiên cứu chứng tỏ luận điểm trên là có cơ sở:
Theo người đứng đầu Đường dây nóng hỗ trợ tâm lý dịch tễ học Dịch Covid-19 của Đại học Bắc Kinh, công chúng là những người có nhu cầu tư vấn tâm lý nhất (khoảng 50%), tiếp theo là những người bị cô lập (khoảng 15%), nhân viên y tế tuyến đầu (khoảng 10%), những người đã được cách ly tại nhà (5%) và các trường hợp khác (khoảng 20%).
Theo dữ liệu sàng lọc của MHA (viện tâm thần học Mỹ), cho thấy tình trạng người dân nước này (một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu) có triệu chứng lo lắng gia tăng (19%) trong sàng lọc đối với chứng lo âu lâm sàng trong những tuần đầu tiên của tháng 2 và tăng 12% trong hai tuần đầu tiên của tháng 3.
Điều này cho thấy rằng những người được nghiên cứu không chỉ lo lắng về vấn đề này. Hơn thế nữa, họ đại diện cho hàng ngàn người có cuộc sống và cảm giác hạnh phúc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những lo ngại về virus.
CÁC YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG STRESS TRONG MÙA DỊCH
Sợ hãi và lo lắng về một căn bệnh có thể gây ra cảm xúc và những phản ứng ở người lớn và trẻ em. Ngược lại, kiểm soát stress sẽ giúp cho chúng ta mạnh mẽ hơn và gia tăng sức đề kháng. Căng thẳng do dịch bệnh có thể bao gồm:
– Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính bạn và sức khỏe của những người thân yêu
– Thay đổi giấc ngủ và cách ăn uống
– Khó ngủ và mất tập trung
– Trầm trọng hóa các vấn đề sức khỏe mãn tính
– Tình trạng tinh thần xấu đi
– Tăng cường sử dụng bia rượu, thuốc lá hoặc các loại thuốc khác(như thuốc chống trầm cảm, thuốc mất ngủ).
NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG BỊ TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG CAO BAO GỒM:
– Người già và người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ mắc bệnh nặng từ COVID-19
– Trẻ em và thiếu niên
– Những người làm công việc tư vấn COVID-19, bác sĩ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hoặc nhân viên tổng đài tư vấn.
– Những người có tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm các vấn đề với việc sử dụng thuốc.
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
Mọi người phản ứng khác nhau với các tình huống căng thẳng. và Cách bạn đối phó với dịch bệnh phụ thuộc vào mỗi cá nhân, những điều khiến bạn khác biệt với những người khác và cộng đồng bạn sống. Những yếu tố sau có thể làm giảm căng thẳng trong mùa dịch:
– Biết sự thật để giúp giảm căng thẳng.
– Chia sẻ sự thật về COVID-19. Hiểu rủi ro cho bản thân và những người xung quanh.
– Khi bạn chia sẻ thông tin chính xác về COVID-19, bạn có thể giúp mọi người cảm thấy bớt căng thẳng hơn và tạo kết nối với họ.
– Giảm việc xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội. Nghe về đại dịch nhiều lần có thể gây khó chịu.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu thực hiện những phương pháp đơn giản để làm thoải mái tinh thần hơn:
+ Hãy chăm sóc cơ thể của bạn.
+ Hít thở sâu, kéo dài hoặc biểu tượng thiền định.
+ Cố gắng ăn các bữa ăn lành mạnh, cân bằng.
+ Tập thể dục thường xuyên, ngủ nhiều.
+ Tránh việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
+ Dành thời gian để thư giãn. Hãy thử làm một số hoạt động khác mà bạn thích.
+ Kết nối với những người khác. Nói chuyện với những người bạn tin tưởng về mối quan tâm của bạn và cảm giác của bạn.
CÁCH GIÚP CON BẠN KIỂM SOÁT TÌNH TRẠNG STRESS
Trẻ em bị stress – đó là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Khi cha mẹ và người chăm sóc có một bình tĩnh và tự tin, họ có thể hỗ trợ con cái vượt qua tình trạng căng thẳng trong mùa dịch Covid-19. Trả lời các câu hỏi và chia sẻ sự thật về COVID-19 theo cách mà con bạn có thể hiểu. Hãy trấn an con bạn và bảo chúng an toàn. Chia sẻ với con quan điểm đúng đắn của bạn để con bạn có cái nhìn và khả năng kiểm soát căng thẳng trong thời kì dịch. Hạn chế sự tiếp xúc của thông tin truyền thông về dịch bệnh đến con trẻ. Trẻ em có thể hiểu sai những gì chúng nghe và có thể sợ hãi về những điều chúng không hiểu.Điều này có thể gây cho con trẻ những căng thẳng và stress không đáng có.
Trong khi các trường học đóng cửa, thời gian trẻ em ở nhà nhiều hơn, các bậc cha mẹ hãy tạo một lịch trình cho các hoạt động học tập và các hoạt động thư giãn hoặc vui vẻ. Và quan trọng hơn, cha mẹ hãy là một hình mẫu, bằng những thói quen tốt: Nghỉ ngơi, ngủ nhiều, tập thể dục và ăn uống tốt. Kết nối với bạn bè và các thành viên gia đình của bạn.
STRESS ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NGƯỜI MẮC CÁC BỆNH MÃN TÍNH
Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn, chẳng hạn như người lớn tuổi và những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng có nguy cơ bị căng thẳng cao hơn do COVID-19. Những cân nhắc đặc biệt bao gồm:
Người lớn tuổi và người khuyết tật có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm. Trong khi các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể biểu hiện bằng những triệu chứng thể chất (như đau đầu hoặc đau dạ dày) hoặc các vấn đề về nhận thức (chẳng hạn như gặp khó khăn trong việc tập trung). Người thân và kể cả bác sĩ có thể bỏ lỡ dấu hiệu về sức khỏe tâm thần trong những triệu chứng kể trên. Mặt khác stress cũng có thể góp phần làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa hay cao huyết áp.
CÁCH HỖ TRỢ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH VƯỢT QUA STRESS
Tăng sự tiếp xúc trực tiếp với người thân của bạn thường xuyên. Giao tiếp ảo có thể giúp bạn và người thân cảm thấy bớt cô đơn và cô lập. Có thể kết nối với những người thân yêu bằng nhiều hình thức, nếu không thể tiếp xúc trực tiếp: Điện thoại, E-mail, Gửi thư hoặc thẻ, tin nhắn, trò chuyện video, truyền thông xã hội.
>> Nguồn: https://benhvien199.vn