Quyền năng thuở ấu thơ: Cổ tích – Nguyện ước buổi ban sơ

Quyền năng thuở ấu thơ: Cổ tích – Nguyện ước buổi ban sơ

 

Trong thực tại, chúng ta thật yếu đuối. Vì thế mà những người hùng trong chuyện cổ tích lại rất mạnh mẽ và không thể đánh bại…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

“Hãy lấy chuyện thần thoại làm ví dụ, chúng là những mảnh vỡ còn sót lại của những ảo tưởng, nguyện ước của tất cả các dân tộc, là những giấc mơ buổi ban sơ của cả nhân loại.”

– Sigmund Freud –

Trong các câu chuyện cổ tích – giống như trong thế giới giấc của các giấc mơ – xuất hiện dưới dạng biểu tượng hóa (vì hệ biểu tượng là ngôn ngữ thực sự của vô thức)… chính vì lý do này mà trẻ em say mê chuyện cổ tích, chúng lấy ở đó cái thế giới những ý niệm và mong muốn của chúng. Người lớn cũng cảm thấy vui khi đọc chuyện cổ tích, vì trong vô thức họ được quay trở lại thời tuổi thơ vàng son.

Với những đứa trẻ, mong muốn của chúng được cha mẹ, bảo mẫu hay những người thân yêu thỏa mãn ngay lập tức dựa trên những hành vi, biểu hiện hay cử chỉ bắt chước của nó. Đứa trẻ sống trong thế giới hạnh phúc đó với quyền năng tuyệt đối. Thế giới đó hình thành nền tảng và cấu trúc ước nguyện của mọi câu chuyện cổ tích. Đứa trẻ thực sự nghĩ rằng mình sở hữu khả năng vô biên có thể làm cho mọi ước nguyện được thỏa mãn, rằng nó không chỉ sở hữu các ý niệm và lời nói thần thông, mà còn cả những hành động màu nhiệm. Khi đứa trẻ lớn hơn và tiếp xúc trực tiếp hơn với thực tại người lớn và thế giới quanh nó, cảm giác quyền lực tuyệt đối này bị nén trong vô thức, chỉ xuất hiện trở lại dưới dạng biểu tượng hóa trong các giấc mơ, hay trong cấu trúc nghệ thuật của những câu chuyện cổ tích.

Mọi chuyện cổ tích đều phác họa những nỗ lực khác nhau của tâm trí người lớn để trở nên hòa hợp với các mong muốn được thỏa mãn ngay lập tức và phi lí của thời thơ ấu. Do vậy chủ đề chính của mọi câu chuyện cổ tích đều liên quan đến những cảm xúc thơ ấu về quyền năng tuyệt đối. Ở mọi câu chuyện cổ tích, động lực ước nguyện không chỉ rất uy lực, mà còn có quyền năng vô hạn. Người anh hùng – giống như trí tưởng tượng phong phú của đứa trẻ – được trời phú cho thần thông; thời gian và không gian đối với anh ta là không còn tồn tại; quyền lực tuyệt đối trong ý niệm của anh dẫn đến quyền năng tuyệt đối trong hành động của anh.

Do vậy, trong mọi câu chuyện cổ tích, tất cả những chướng ngại của không gian, thời gian, cảnh nghèo nàn bần cùng, tình yêu, địa vị xã hội đều bị gạt sang một bên trong vô tận các cuộc phiêu lưu của người anh hùng quyền lực vô tận. Chuyện cổ tích là những biến thể của các mâu thuẫn vô thức liên quan đến cái gọi là lãng mạn gia đình diễn ra trong tâm lý của mỗi đứa trẻ đang lớn, chẳng hạn như vụ giết người vô cảm, các hệ biểu tượng đa dạng và những hình ảnh về xung năng ái dục (sex motive).

Tôi có thể đặc biệt liên hệ vấn đề này đến những câu chuyện cổ tích của anh em nhà Grimm, chẳng hạn như “Vua Ếch” (Frog King), hay “nàng bạch tuyết” (Little Snow White). Trong câu chuyện về Bạch Tuyết, khi hoàng hậu đâm kim vào ngón tay và những giọt máu rơi xuống, rồi từ đó người con gái Bạch Tuyết ra đời, hệ biểu tượng tính dục và thỏa mãn ước nguyện rất rõ ràng, tương tự như sự cô đọng các sự kiện thành cái tên và vẻ ngoài của Bạch Tuyết – một sự cô đọng kết hợp điển hình của những giấc mơ.

“Trong khi khâu vá và ngắm tuyết rơi, nữ hoàng đâm kim vào ngón tay, thế là ba giọt máu rơi xuống. Bà nghĩ rằng màu đỏ nhìn thật là đẹp trên nền tuyết trắng nên đã thốt lên: ‘Ôi! Giá mà ta có một đứa con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ mun!’ Sau đó bà quả thực đã sinh hạ được một cô con gái rất xinh đẹp, da trắng như tuyết, môi đỏ như son, đôi má hồng ửng và tóc đen láy như gỗ mun, nàng được đặt tên là Bạch Tuyết. Nhưng sinh hạ được đứa trẻ xong thì nữ hoàng qua đời.”

Như Ricklin nói:

“Thật ngạc nhiên, vai trò của tính dục trong chuyện cổ tích mới lớn làm sao. Và hệ biểu tượng tính dục trong chuyện cổ tích thật  hợp làm sao với hệ biểu tượng tính dục trong các giấc mơ và bệnh học tâm thần. Khi một người nhận ra và thừa nhận rằng, tính dục bên cạnh sự đói ăn và các yếu tố xã hội – đóng vai trò chính trong cuộc sống và liên tục tác động đến suy nghĩ, hành động của chúng ta từ lúc thơ trẻ trở đi, thì nó cũng không là điều gì đáng ngạc nhiên quá nữa, cho dù câu chuyện cổ tích xuất hiện trước ta trong một bộ quần áo mới, ít trẻ con hơn. chúng không vì điều đó mà đánh mất chút nào sự hấp dẫn và sức quyến rũ.”

Vậy là một câu chuyện cổ tích là một giấc mơ ngày của thời thơ ấu được phóng chiếu thành văn chương – nghệ thuật. Những người viết chuyện cổ tích có một khả năng lớn đó là, có thể mang vào cuộc sống của người lớn những giấc mơ ngày từ thời thơ ấu của riêng họ, mà không hề dồn nén nhiều vào vô thức. Người bình thường không có khả năng này, hoặc ở mức độ hạn chế, và nó chỉ xuất hiện khi cơ chế kiểm duyệt dồn nén bị loại bỏ, hoặc ở tình trạng yếu kém nhất của nó là khi ngủ và trong những giấc mơ.

Tuy nhiên trong quá trình phân tâm, rất hiếm khi một người gặp một giấc mơ mà trong từng chi tiết và yếu tố đều là một câu chuyện cổ tích. Những giấc mơ như thế được gọi là các câu chuyện cổ tích từ vô thức.

 

Giấc mơ kiểu đó chính là quá trình mà mơ ước về quy quyền tuyệt đối vốn ám ảnh thời thơ ấu bùng cháy cuộc sống.

 

Chúng là những câu chuyện cổ tích trực tiếp từ vô thức của người mơ được dàn dựng dưới dạng các giấc mơ ban đêm, chứ không phải thể vô thức thời thơ ấu được người nghệ sĩ vận dụng và sáng tạo trong những giấc mơ ngày này cũng cho thấy các suy nghĩ quyền lực tuyệt đối tái diễn đều đặn tỏng các câu chuyện cổ tích.

———————

Đang chờ kiểm duyệt

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *