THƯ NGỎ
Tôi rời Việt Nam cuối tháng 11 năm 2019, ngay trước khi đại dịch Covid xảy đến và các sân bay đều bị đóng cửa. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi ngừng suy ngẫm và tìm tòi về các vấn đề liên quan đến các nội dung đào tạo/tập huấn khác nhau mà tôi có thể thực hiện tại Việt Nam. Và giờ đây tôi sắp quay trở lại.
Về mảng giáo dục, tin chắc rằng việc chăm sóc một đứa trẻ như ta tưới tắm cho 1 cái cây để nó lớn lên là không đủ, tôi đã bắt đầu bằng việc suy ngẫm về chủ đề “Giáo dục là cưỡng cầu”, với mong muốn chia sẻ với cha mẹ và các nhà giáo dục về sự cần thiết của ranh giới, của hẫng hụt, của ép buộc/cưỡng ép để một đứa trẻ có thể kiến thiết bản thân một cách đúng đắn, để rồi sau này trở thành một người trưởng thành cân bằng và có trách nhiệm. Lúc này, khái niệm “Kiến thiết bản thân” xuất hiện trong tôi như một từ khoá cốt lõi khi chúng ta bàn về giáo dục. Từ đó, tôi đã điều chỉnh và tập trung sâu hơn cho chủ đề “Giáo dục là kiến thiết”.
Vâng, nhưng kiến thiết cái gì/điều gì? Kiến thiết một người nam hay một người nữ – sự kiến thiết ngày không hẳn là giống nhau – , một người trưởng thành, một bộ máy tâm trí (tức là các biểu tượng tâm trí, các niềm tin, những xúc cảm, một cấu trúc)… và hẳn nhiên là còn rất nhiều những điều khác nữa.
Điều này dẫn tôi đến việc đào sâu câu chuyện liên quan đến mối quan hệ của con người với thế giới. Họ có bị cắt rời khỏi thế giới tinh thần của chính mình như Raphael Gaillard[1] đã đề xuất khi ông mô tả con người là những “kẻ mồ côi thực tại”? Đến mức nào con người có thể giữ được sự kết nối đủ với thực tại? Liệu họ có đang sống trong một vũ trụ viễn tưởng như những gì Jacques Rancière[2] đã đề xuất khi ông khẳng định “cái viễn tưởng không chỉ là những thực thể tưởng tượng, cái viễn tưởng là tri giác mà chúng ta có về cuộc sống của chúng ta, về hiện thực của chúng ta[3] » ? Thế giới tưởng tượng của họ – mà ở đó ham muốn chiếm giữ một vị trí rộng lớn – liệu có thể dẫn họ tới việc lạc lối giống như, thật đáng tiếc, những bằng chứng mà Lịch sử đang chứng minh? Liệu chúng ta có thể có những nguồn lực nào để tránh những cái bẫy mà thế giới tưởng tượng đang giăng ra, nhu cầu tin, nhu cầu làm hài lòng, nhu cầu thành công/thành đạt …?
Đó là chủ đề đầu tiên mà tôi đề xuất với các bạn: “Giáo dục là kiến thiết”. Và trong đợt 1 này (bởi chúng ta không thể bàn hết, bàn đến cùng chủ đề này ở khoá này), chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến các biểu tượng và niềm tin, vị trí mà chúng chiếm giữ trong tâm trí của chúng ta, chúng được kiến thiết như thế nào, vì sao chúng cần thiết đối chúng ta và cần thiết như thế nào, làm thế nào để không bị lừa/en être dupe? Ở lần sau (Năm tới? Thông qua các buổi đào tạo/tập huấn online trong khi chờ năm tới?), chúng ta sẽ đào sâu các nhu cầu[4] cần đáp ứng để một đứa trẻ có thể kiến thiết một cách vững vàng nhằm thoả mãn cho 3 đòi hỏi cốt lõi: Sống được/sống sót (đây chính là cơ sở đầu tiên), Sống (Cuộc sống có ý nghĩa gì khi cho đến lúc cuối đời ta không trải nghiệm gì/hưởng thụ gì?), Tồn tại (tìm được chỗ đứng của mình, làm sao đó để cuộc đời mình trở nên có ích, để lại một dấu ấn trong cuộc đời… tất cả những điều, về mặt lý thuyết, có liên quan đến tính liên chủ thể, khía cạnh cốt lõi của con người, trong con mắt của người khác).
¸Cùng với đó, và với mong muốn hiểu về các lực/sức mạnh đang khuấy đảo chúng ta cũng như tính đặc thù riêng có của con người, tôi đã suy ngẫm về hai chủ đề trọng tâm đối với con người và từ đó trọng tâm đối với việc giáo dục trẻ em :
- Đặc trưng riêng có của con người, tức là những gì giúp chúng ta khác biệt với các loài linh trưởng khác nói riêng và với động vật nói chung. Có rất nhiều điểm làm nên sự khác biệt ấy. Các bạn có thể tham khảo danh sách do Yves Coppens[5]et Pascal Picq[6] đã soạn thảo bằng việc tổng hợp các tài liệu của các nhà tư tưởng phương tây (tôi không có kiến thức ở mảng này liên quan đến các nhà tư tưởng phương Đông hoặc của các nền văn hoá khác) trong tài liệu đính kèm. Trong tài liệu đính kèm này, tôi cũng xin phép bổ sung quan điểm của mình và phát triển nội dung của những chủ đề đã liệt kê.
- Tính dục. Đây là một lực gần như không thể thuần hoá như Freud đã nhận định, một xung năng không ngừng khuấy đảo con người kể từ thời kỳ đầu của lịch sử nhưng đồng thời, đó cũng là lực tối cần thiết đối với sự sống với mục tiêu đầu tiên và trước hết luôn là nối dài sự sống. Tất cả các xã hội, tất cả các cộng đồng người đều cố gắng đặt ra khuôn khổ một cách vững chắc nhất có thể – và thường là vì cái lợi của giới nam – nhằm quản lý sự dữ dội của tính dục thông qua các quy tắc, các giá trị, các khuôn khổ đạo đức, nỗi hổ thẹn, sự mất phẩm giá… Nếu các bạn quan tâm, chúng ta có thể:
- Tìm hiểu xem những điều cấm đoán, theo chiều dài lịch sử, đã “tạo hình” hành vi của chúng ta như thế nào: cho phép một số hành vi, lên án một số hành vi khác mà không bao giờ có thể đạt tới một sự thành công trọn vẹn trong việc ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn về mặt đạo đức (sự không chung thuỷ chẳng hạn) và nghiêm trọng hơn là những hành vi lệch lạc (loạn luân, hiếp dâm…);
- Tìm hiểu về hành trình của những người đã thoát ly khỏi nhưng quy tắc đã được đặt ra nhưng không vì thế mà bị huỷ hoại và cũng không gây tổn thương (những con người ưu tú trong lĩnh vực chính trị, kinh tế bởi họ cho mình cái quyền ấy, ngoài ra còn có cả những nhân cách lớn, mạnh mẽ – một số nhà văn, những người phiêu lưu, một số nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực khác nhau… – ở đây tôi chỉ đề cập đến phụ nữ với đối với nam giới, tiến trình này luôn dễ dàng hơn nhiều);
- Bàn về sự khác biệt giữa người nam và người nữ ở mảng tính dục;
- Tìm hiểu về vấn đề đồng tính (vấn đề đã tồn tại từ thời kỳ đầu của lịch sử, có những lúc được chấp nhận hoàn toàn, thậm chí được coi là một biểu hiện “bình thường” về tính dục, nhưng ở những thời điểm khác lại bị coi là “phản tự nhiên”);
- Tìm hiểu về những xu hướng hiện nay (chuyển giới …);
- Nhận diện và lý giải nguyên nhân của các hành vi mang tính bệnh lý;
- v…
¸Một nội dung nữa : chúng ta cũng có thể cùng trao đổi về Phân tâm học và các khái niệm quan trọng của nó nếu các bạn có nhu cầu.
¸Khi xây dựng những nội dung trên, chúng tôi hướng chủ yếu đến các nhà chuyên môn nhưng không hẳn là chỉ dành cho các nhà chuyên môn, nó có thể dành cho bất kỳ ai quan tâm và mong muốn tham gia.
Tôi hy vọng nhận được ý kiến/mong đợi của các bạn để tôi có thể làm tinh hơn nữa nội dung của các buổi đào tạo.
¸¸¸
Đối với các bậc phụ huynh – nhưng ngay cả đây cũng vậy, các buổi thảo luận chuyên đề này không loại trừ bất kỳ ai, đặc biệt là các nhà chuyên môn – tôi đề xuất một số nội dung như sau :
- Cái uy (sự cần thiết của cái uy/uy quyền là một chủ đề rất nổi gần đây tại Pháp sau những vụ bạo động của một số thanh thiếu niên ở vùng ngoại ô);
- Trẻ em và tính dục (Sự phát triển tâm tính dục của trẻ từ 0 đến 8 tuổi/ điều bình thường và điều đáng lo ngại/ Làm gì trước một hành vi mang màu sắc tính dục …).
Cũng có thể là :
- « Thế nào là một người mẹ tốt ?» ;
- Khó khăn trong việc giáo dục ở thời đại ngày nay (một thế giới thay đổi quá nhanh chóng, sự tràn làn những lời khuyên, lời khuyến cáo, các lý thuyết mà cha mẹ có thể tiếp cận…);
- Nhu cầu của cha mẹ (trong Nhu cầu của trẻ em… và nhu cầu của cha mẹ) hoặc tại sao ta muốn có con.
- v…
Ở phần này cũng vậy, tôi mong nhận được phản hồi của các bạn về mong muốn/nhu cầu của mình để tôi có thể chuẩn bị tốt hơn nữa cho các buổi đào tạo/thảo luận chuyên đề.
Cảm ơn các bạn và hẹn sớm gặp lại.
Jean-Noël CHRISTINE
30 năm kinh nghiệm với vai trò Nhà giáo dục đặc biệt
Nhà Tâm lý lâm sàng, Tâm bệnh học từ 06/2003
Được đào tạo về Phân tâm học (đã có dự định thực hành Phân tâm học trước khi Việt Nam “bắt cóc” tôi), đồng thời cởi mở với các phương pháp tiếp cận khác (Thuyết gắn bó/Lý thuyết nhận thức về sự phát triển/ Nhân chủng học/ Lịch sử các nền văn minh…).
[1] Bác sĩ tâm thần và chuyên gia pháp lý, tác giả cuốn “Un coup de hache dans la tête. Folie et créativité” (Grasset, 05.01.2022)
[2] Triết gia, Giáo sư ưu tú Đại học Paris-VIII, nguyên là họ trò của Louis Althusser tại ENS-Ulm.
[3] Jacques Rancière / Aliocha Wald Lasowski : Thoát ly, hướng dẫn sử dụng, La Grande Table idées dẫn dắt bởi Olivia Gesbert ngày 02/05/2022.
[4] Sự gắn bó, tình yêu thương, sự an toàn, tính nhất quán, uy quyền, sự hẫng hụt, tương tác…
[5] Nhà cổ sinh vật học và nhà cổ nhân loại học người Pháp, Giáo sư danh dự tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia và tại Collège de France.
[6] Nhà cổ nhân loại học người Pháp, Tác giả cuốn Loài người, nguồn gốc và tiến hoá.