Tổng quan rối loạn phân liệt cảm xúc (SZD)

Tổng quan rối loạn phân liệt cảm xúc (SZD)

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một bệnh lý tâm thần mãn tính bao gồm các triệu chứng của cả chứng tâm thần phân liệt và một rối loạn khí sắc như rối loạn trầm cảm dạng điển hình hay rối loạn lưỡng cực. Trong thực tế, nhiều người mắc tâm thần phân liệt lúc đầu bị chẩn đoán nhầm thành trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng rối loạn phân liệt cảm xúc có liên quan chính đến tâm thần phân liệt hay một rối loạn khí sắc. Nhưng nó thường được nhìn nhận và điều trị như một dạng kết hợp của hai bệnh lý trên.

Số người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc khá ít– khoảng 0.3% tổng dân số. Nó ảnh hưởng như nhau lên nam và nữ giới, nhưng nam giới thường mắc từ độ tuổi trẻ hơn. Y bác sỹ có thể can thiệp điều trị, nhưng hầu hết người chẩn đoán mắc bệnh này đều hay bị tái phát. Người nào có tần suất mắc thường xuyên căn bệnh này cũng dễ gặp vấn đề về sử dụng chất ma túy.

Rối loạn phân liệt cảm xúc được chia làm 2 dạng. Triệu trứng cụ thể của các dạng thường thấy như sau:

  • Dạng lưỡng cực: Xuất hiện các đợt hưng cảm và đôi lúc có cả trầm cảm dạng điển hình.
  • Dạng trầm cảm: Chỉ xuất hiện các đợt trầm cảm dạng điển hình.

Các triệu chứng 

Các triệu chứng có thể khác nhau rất nhiều ở mỗi cá nhân và có thể dao động mức độ từ nhẹ đến nặng. Bao gồm:

  • Hoang tưởng (Những niềm tin kỳ lại, sai lệch mà người bệnh không muốn từ bỏ, thậm chí ngay cả khi họ tiếp nhận thông tin đúng).
  • Các triệu chứng trầm cảm (cảm thấy trống rỗng, buồn bã, hoặc vô dụng).
  • Ảo giác (cảm giác những thứ không có thật, như nghe thấy những giọng nói bên tai).
  • Thiếu chăm sóc bản thân (không giữ vệ sinh hoặc chăm chút ngoại hình).
  • Hưng cảm hoặc đột ngột tăng năng lượng/niềm vui, suy nghĩ nhanh, và những hành vi nguy hiểm.
  • Gặp vấn đề trong ăn nói và giao tiếp, chỉ đưa câu trả lời nhát gừng, hoặc trả lời không liên quan. (Bác sĩ gọi đây là tình trạng tư duy lộn xộn.)
  • Gặp rắc rối ở chỗ làm, trường học hoặc trong các tương tác xã hội.
  • Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác căn nguyên bệnh. Các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này bao gồm:
  • Gen di truyền: Bạn có thể được di truyền những đặc tính có liên đới với rối loạn phân liệt cảm xúc từ cha mẹ.
  • Kết cấu và hoạt động của các chất hóa học trong não: nếu bạn mắc tâm thần phân liệt và rối loạn khí sắc, các mạch trong não kiểm soát tâm trạng và suy nghĩ của bạn có thể đang gặp vấn đề. Tâm thần phân liệt cũng có liên quan chặt chẽ với lượng dopamine thấp, dopamine là một chất hóa học trong não giúp quản lý các nhiệm vụ này.
  • Môi trường: Một số nhà khoa học nghĩ rằng những thứ như lây nhiễm virus hoặc các tình huống căng thẳng cực độ có thể góp phần quyết định một người có mắc rối loạn phân liệt cảm xúc hay không nếu bạn đang ở ngưỡng nguy cơ mắc cao. Việc này xảy ra như thế nào vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
  • Sử dụng ma túy: Sử dụng các loại thuốc làm thay đổi tâm trạng (Bác sĩ gọi đây là các thuốc hướng thần)

Rối loạn phân liệt cảm xúc thường bắt đầu từ cuối thời thanh thiếu niên hoặc đầu thời kỳ trưởng thành, thường là từ 16 đến 30 tuổi. Căn bệnh này xuất hiện tần suất cao hơn một chút ở nữ giới so với đàn ông. Khá hiếm gặp ở trẻ em.

(Rối loạn phân liệt cảm xúc- Ảnh minh họa)

Vì rối loạn phân liệt cảm xúc kết hợp triệu chứng của cả hai bệnh lý tâm thần, nên nó dễ bị nhầm với các rối loạn loạn thần và khí sắc khác. Kết quả là, rất khó để biết được có bao nhiêu người thực sự mắc rối loạn phân liệt cảm xúc. Có lẽ cũng vì nó ít phổ biến hơn hai bệnh lý kia.

Chẩn đoán 

Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán ra được rối loạn phân liệt cảm xúc. Vậy nên các bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và những thông tin bạn cung cấp qua các bảng hỏi. (Bác sỹ gọi đây là một buổi phỏng vấn bệnh). Họ cũng sử dụng nhiều kỹ thuật như chụp quét não (như MRI) và xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý khác ra khỏi căn nguyên của những triệu chứng này.

Nếu bác sĩ không tìm ra các nguyên do nào về thể chất thì họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý. Những chuyên gia sức khỏe tâm thần này được đào tạo để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tâm thần.

Để chẩn đoán mắc Rối loạn phân liệt cảm xúc, cần dựa vào ít nhất 2 yếu tố sau:

  •  Xuất hiện các khoảng thời giam bệnh lý liên tục.
  •  Một đợt loạn thần, trầm cảm điển hình hoặc kết hợp cả hai. An episode of mania, major depression, or a mix of both

Chẩn đoán Tâm thần phân liệt.

  • Có ít nhất hai đợt xuất hiện các triệu chứng loạn thần, mỗi đợt khoảng kéo dài hai tuần. Một trong những đợt này phải xuất hiện độc lập, không có sự xuất hiện của các triệu chứng hưng cảm hoặc trầm cảm.

Điều trị Rối loạn phân liệt cảm xúc.

Các hình thức điều trị bao gồm:

  1. Điều trị bằng thuốc: Loại thuốc bạn sử dụng tùy thuộc vào bạn xuất hiện triệu chứng của trầm cảm hay hay rối loạn lưỡng cực, cùng với các triệu chứng thể hiện chứng tâm thần phân liệt. Các loại thuốc chính mà bác sĩ kê cho các triệu chứng sloạn thần như ảo giác, hoang tưởng, và suy nghĩ rối loạn được gọi là thuốc chống loạn thần. Tất cả những thuốc này có thể giúp điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc, nhưng paliperidone tác dụng kéo dài (Invega) là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận dùng trong điều trị. Đối với các triệu chứng liên quan đến khí sắc, bạn có thể được kê uống thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ổn định khí sắc.
  2. Tâm lý trị liệu: Mục tiêu của dạng tư vấn điều trị này là để giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh mình đang mắc, đặt mục tiêu và kiểm soát các vấn đề trong đời sống hằng ngày có liên quan. Trị liệu gia đình có thể giúp các gia đình cải thiện khả năng hỗ trợ và giúp đỡ những người thân yêu đang mắc rối loạn phân liệt cảm xúc.
  3. Đào tạo kỹ năng: Tập trung vào các kỹ năng trong công việc và xã hội, tự tút tát ngoại hình. chăm sóc bản thân, và những hoạt động thường nhật khác, bao gồm coi sóc nhà cửa và quản lý tiền bạc.
  4. Nhập viện: Các đợt loạn thần có thể khiến người bệnh phải nhập viện, đặc biệt là nếu bạn tự sát hoặc có hành vi đe dọa làm hại người khác.
  5. Liệu pháp sốc điện: Hình thức điều trị này có thể là một lựa chọn dành cho người trưởng thành không đáp ứng với tâm lý trị liệu hay điều trị bằng thuốc. Người bệnh sẽ được kích nhanh một dòng điện vào não. (Bạn sẽ được tiếp nhận một dạng điều trị gọi là gây mê toàn thân giúp bạn đi vào giấc ngủ mà không hề hay biết gì.) Nó gây ra một cơn co giật nhẹ. Bác sỹ sử dụng liệu pháp này vì họ nghĩ nó làm thay đổi các chất hóa học trong não và có thể đẩy lùi một số bệnh lý.

Những “biến chứng” của Rối loạn phân liệt cảm xúc.

  •  Các vấn đề về lạm dụng rượu bia và các chất ma túy khác.
  •  Rối loạn lo âu
  •  Xung đột với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.
  •  Đói nghèo và vô gia cư
  •  Các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  •  Cô lập xã hội
  •  Tự sát, cố tự sát, hoặc nghĩ về chuyện tự sát.
  •  Thất nghiệp.

Dự phòng Rối loạn phân liệt cảm xúc.

Bạn không thể phòng ngừa được bệnh lý này. Nhưng nếu bạn bị chẩn đoán mắc, việc điều trị sớm có thể giúp bạn:

  • Tránh được hoặc làm bớt đi tình trạng tái phát và nhập viện, giúp giảm sự đổ vỡ trong cuộc sống, gia đình và những mối quan hệ tình bạn.
  • Làm chậm hoặc hạn chế những triệu chứng phát triển của Rối loạn phân liệt cảm xúc và Tâm thần phân liệt.

Rối loạn phân liệt cảm xúc có những đặc điểm của tâm thần phân liệt, như ảo giác, hoang tưởng, suy nghĩ rối loạn, cùng với những đặc điểm của một rối loạn khí sắc, như hưng cảm và trầm cảm. Lúc đầu, nó hay bị chẩn đoán nhầm với một trong hai nhóm bệnh lý này.

Kết quả là, điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc thường kết hợp thuốc chống loạn thần và chống trầm cảm, trong khi điều trị tâm thần phân liệt tập trung vào thuốc chống loạn thần mà thôi. Cả hai bệnh lý này bước đầu được can thiệp bằng trị liệu.

————–

Các nguồn dẫn và tham khảo:

>> Medical Concierge Recovery

>> Sources

>> webmd.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *