Góc nhìn tâm lý học về thú vui sưu tầm thứ gì đó

Góc nhìn tâm lý học về thú vui sưu tầm thứ gì đó

Nhiều hình thức thu thập đã được đánh bóng bằng một cái tên chuyên môn: archtophilist là người thu thập gấu bông, philatelist là người sưu tầm tem bưu chính, và deltiologist là người thu thập bưu thiếp. Tích lũy hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn bưu thiếp, giấy gói sô cô la hoặc bất cứ thứ gì cần phải đầu tư một lượng thời gian, năng lượng và tiền bạc nhất định – những thứ đáng ra có thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên vẫn có hàng triệu nhà sưu tập trên khắp thế giới vẫn miệt mài với công việc theo sở thích này. Tại sao họ làm vậy?

Có những người sưu tầm vì họ muốn kiếm tiền – điều này có thể được xem là lý do mang tính công cụ của việc sưu tầm, nằm ở chỗ nó không khác gì một phương tiện giúp người ta đạt đến mục đích. Họ sẽ tìm kiếm các cổ vật mà bản thân có thể mua được với giá rẻ và trông đợi vào khả năng kiếm lời từ việc bán chúng.

Nhưng hẳn còn có một yếu tố tâm lý nữa – mua rẻ bán đắt có thể mang đến cảm giác chiến thắng cho nhà sưu tập. Và khi bán hàng trực tuyến trở nên thật dễ dàng, ngày càng có nhiều người tham gia lĩnh vực này.

Nhiều nhà sưu tầm thu thập nhằm phát triển đời sống xã hội của họ thông qua các cuộc gặp gỡ của một nhóm các nhà sưu tầm và trao đổi thông tin về các mặt hàng. Đây là một biến thể của việc tham gia câu lạc bộ bài bridge hoặc phòng tập thể hình, và tương tự như vậy, sưu tầm giúp họ tiếp xúc với những người có cùng chí hướng.

Một động lực sưu tầm khác đến từ mong muốn tìm thấy một cái gì đó đặc biệt, hoặc một ví dụ ngoại lệ của một vật đã sưu tập, chẳng hạn như một đoạn ghi âm sớm hiếm có của một ca sĩ cụ thể nào đó.

Một số người có thể dành cả đời mình để săn đuổi điều này.

Về mặt tâm lý, thay vì sống một cuộc đời tẻ nhạt, điều này có thể mang đến một lý do để tồn tại. Tuy nhiên, có một nguy cơ rằng nếu một cá nhân đủ may mắn để tìm thấy những gì bản thân đang tìm kiếm, thay vì ăn mừng cho sự thành công của mình thì họ có thể cảm thấy trống rỗng vì bây giờ mục tiêu thúc đẩy họ đã biến mất.

Nếu bạn cho rằng việc thu thập tem bưu chính là một lý do tiềm năng khác của nó – Hoặc, có lẽ kết quả của việc sưu tập chính là giá trị giáo dục của nó.

Sưu tầm tem mở toang cánh cửa đến các quốc gia khác, cũng các loài thực vật, động vật hoặc những người nổi tiếng xuất hiện trên những con tem của họ.

Một cách tương tự, vào thế kỷ 19, nhiều nhà sưu tầm đã sưu tập hóa thạch, động vật và thực vật từ khắp nơi trên thế giới, và các bộ sưu tập của họ đã cung cấp một lượng lớn thông tin về thế giới tự nhiên. Nếu không có những bộ sưu tập đó, sự hiểu biết của chúng ta sẽ hạn hẹp hơn rất nhiều so với những kiến thức vốn có.

Trong quá khứ – và hiện nay cũng vậy, mặc dù ở mức độ thấp hơn – một hình thức thu thập phổ biến, đặc biệt là giữa các cậu nhóc cũng như những quý ông, là bộ sưu tập các con số của đầu máy xe lửa.

Điều này có thể liên quan đến việc cố gắng để xem tất cả các đầu máy của một loại nhất định, sử dụng dữ liệu đã được xuất bản để xác định từng loại và đối chiếu mỗi động cơ được nhìn thấy.

Nhà sưu tầm con số của đầu máy xe lửa (trainspotter) trao đổi thông tin, ngày nay thường bằng điện thoại di động, do đó, họ có thể xác định nơi để đi, để xem một động cơ cụ thể.

Là một sản phẩm phụ, nhiều người tham gia thú tiêu khiển này trở nên rất am hiểu về hoạt động đường sắt, hoặc các thông số kỹ thuật của các loại động cơ khác nhau.

Tương tự như vậy, những người thu thập búp bê có thể vượt ra ngoài việc chỉ đơn giản mở rộng bộ sưu tập của họ, và phát triển mối quan tâm đến cách mà búp bê được tạo ra, hoặc các vật liệu được sử dụng.

Chúng đã thay đổi qua nhiều thế kỷ, từ gỗ đã được tiêu chuẩn hóa trong thế kỷ 16 ở châu Âu đến sáp ong và đồ sứ thuộc những thế kỷ sau đó, rồi đến nhựa dẻo của những con búp bê ngày nay.

Hoặc người sưu tầm có thể được truyền cảm hứng để nghiên cứu làm thế nào mà búp bê phản ánh những gì trẻ em thích, hoặc nên thích.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà sưu tập đều quan tâm đến việc học tập từ sở thích của mình, vì vậy điều mà chúng ta có thể gọi là lý do tâm lý trong việc sưu tầm là nhu cầu về cảm giác kiểm soát, có lẽ là một cách để đối phó với sự mất an toàn.

Ví dụ như các nhà sưu tập tem sắp xếp tem trong album thường rất gọn gàng, họ tổ chức bộ sưu tập theo nguyên tắc phổ biến nhất định – có thể theo quốc gia theo thứ tự chữ cái, hoặc nhóm các con tem theo những gì họ miêu tả-người, chim, bản đồ v..v. Dù là vô tình hay hữu ý, lý do để người ta chọn thu thập một vật là để thể hiện chủ nghĩa cá nhân của nhà sưu tập.

Ví dụ, một người nào đó quyết định thu thập một thứ bất ngờ như những chiếc vòng cổ cho chó, có thể truyền đạt niềm tin của họ rằng những thứ này phải rất thú vị. Và dù tin hay không, có ít nhất một viện bảo tàng vòng cổ chó tồn tại, và nó bắt nguồn từ một bộ sưu tập cá nhân.

Tất nhiên, tất cả sở thích đều mang đến niềm vui, nhưng yếu tố chung trong việc sưu tập thường là niềm đam mê: niềm vui thì hời hợt hơn nhiều. Hơn hầu hết các sở thích khác, sưu tầm có thể hoàn toàn chiếm lĩnh hết thời gian và tâm trí, và có thể mang lại cảm giác mạnh mẽ về sự hoàn thành cá nhân.

Đối với những ai không phải là nhà sưu tập, nó dường như là một cách sử dụng thời gian lập dị, nếu vô hại, nhưng sưu tầm có tiềm năng mang đến rất nhiều điều khác biệt.

——————-

>> Dịch bởi: Trương Nhật Minh

>> Theo LEARNVOCABINIELTSREADING

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *