Liệu pháp phân tâm học là gì?

Liệu pháp phân tâm học là gì?

Quy trình, lợi ích và nhược điểm có thể có trong Trị liệu phân tâm 

 Trị liệu phân tâm 

Trị liệu trong phân tâm là một trong những phương thức điều trị nổi tiếng nhất, nhưng nó cũng thường bị nhiều người trong giới hiểu nhầm. Mục tiêu của các liệu pháp này là giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra ở tầng vô thức và biểu hiện thông qua hành vi, suy nghĩ và cảm xúc hiện tại mà họ đang có. Phương thức trị liệu này dựa trên lý thuyết của Sigmund Freud, người đã sáng lập ra trường phái phân tâm học cổ điển.

Freud đã mô tả vô thức là nơi chứa những ham muốn, suy nghĩ và ký ức nằm dưới bề mặt của nhận thức có ý thức. Ông tin rằng những ảnh hưởng mà tầng vô thức này có thể đem lại cho chủ thể những trải nghiệm đau khổ và những rối loạn  trong tâm lý.

“Trị liệu trong phân tâm xem xét cách thức mà tâm trí vô thức ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi. Phân tâm học thường liên quan đến việc xem xét các trải nghiệm thời thơ ấu để khám phá xem những sự kiện này có thể đã định hình nên nét nhân cách của cá nhân đó và chúng tác động như thế nào vào các hành vi ở hiện tại.”

Lịch sử của hướng Trị liệu phân tâm 

Freud bắt đầu phát triển các kỹ thuật trị liệu của mình vào cuối những năm 1800. Năm 1885, ông bắt đầu học và làm việc với Jean-Martin Charcot tại Salpêtrière ở Paris. Charcot đã sử dụng kỹ thuật thôi miên để chữa trị cho những phụ nữ mắc chứng rối loạn phân ly. Các triệu chứng của bệnh bao gồm tê liệt một phần, ảo giác và căng thẳng.

 

Freud tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật thôi miên trong điều trị, những công việc và tình bạn với đồng nghiệp Josef Breuer đã một phần tạo nên sự phát triển của kỹ thuật trị liệu nổi tiếng nhất của ông. Breuer đã mô tả cách điều trị của mình cho một phụ nữ trẻ, được biết đến trong lịch sử tâm lý là Anna O., người đã có sự thuyên giảm các triệu chứng rối loạn phân ly khi kể lại về những trải nghiệm đau thương của cô ấy.

 

Trị liệu trong Phân tâm hoạt động như thế nào?

Các Nhà trị liệu phân tâm thường dành thời gian lắng nghe bệnh nhân kể về cuộc sống của họ, đó là lý do tại sao phương pháp này thường được gọi là “liệu pháp chữa bệnh bằng cách nói chuyện”. Nhà trị liệu sẽ tìm kiếm các mẫu hoặc các sự kiện quan trọng có thể đóng một số vai trò nào đó đem lại những khó khăn hiện tại của chủ thể. Các nhà phân tâm học tin rằng những sự kiện thời thơ ấu và những cảm giác, suy nghĩ, cả những động cơ mà vô thức tạo nên là mầm mống của bệnh tâm thần và các hành vi lệch chuẩn.

Freud và Breuer đã cùng hợp tác trong một cuốn sách có tên là Nghiên cứu về chứng Hysteria và Freud tiếp tục phát triển việc sử dụng “kỹ thuật trò chuyện” này. Cách tiếp cận này đề xuất ra rằng chỉ cần được nói ra vấn đề của mình cũng đã có thể giúp giải tỏa căng thẳng về tâm lý.

Các kỹ thuật được sử dụng trong trị liệu của phân tâm học

Trị liệu trong phân tâm cũng sử dụng một số kỹ thuật khác bao gồm liên tưởng tự do, thăm dò tiềm thức, quan sát các cơ chế phòng vệ và cảm xúc mà bệnh nhân có thể không hiểu tại sao mình lại như thế, cũng như phân tích giấc mơ.

Liệu trình trong phân tâm học

Những người trải qua trị liệu phân tích tâm lý sẽ thường gặp Nhà trị liệu của họ ít nhất một lần trong một tuần và có thể tiếp tục điều trị trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Thông qua liệu trình, hy vọng rằng mọi người sẽ có thể có được cái nhìn sâu sắc và nhận thức rõ về những gì mà vô thức góp phần vào trạng thái tinh thần hiện tại của của chủ thể.

Điều trị chuyên sâu

Bệnh nhân đôi khi có thể thấy rằng phân tâm học có thể khai thác quá sâu và riêng biệt. Nó khai thác quá nhiều về những trải nghiệm, những mối quan hệ và cảm xúc có trong quá khứ. Điều này cũng có thể đem lại cảm giác khó chịu cho chủ thể khi phải phơi bày vô thức ra ánh sáng. Mặc dù đôi khi quá trình này có thể dẫn đến cảm giác không thoải mái, nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác thì lại thấy nó rất tuyệt vời để có được cái nhìn sâu sắc và giải quyết vấn đề mà chủ thể khó có thể diễn đạt ra bằng thành lời.

Giải quyết dựa vào khai thác tầng vô thức

Cách tiếp cận trị liệu này thường liên quan đến việc kích thích phản ứng cảm xúc và vượt qua các cơ chế phòng vệ. Thành công thường phụ thuộc vào khả năng đương đầu với những căng thẳng ẩn tàng hoặc những trải nghiệm có trong quá khứ. Có được cái nhìn sâu sắc về cảm xúc, hành vi và trải nghiệm của chủ thể có thể giúp chủ thể hiểu rõ hơn về những gì vô thức liên tục tác động tới hành động, các mối quan hệ của chủ thể và nhận thức về bản thân.

“Trị liệu trong phân tâm cũng có thể giúp bạn có các kỹ thuật đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra. Thay vì né tránh và sử dụng những cách giải quyết không lành mạnh, bạn có thể nhận thức và gọi tên những cảm xúc của mình và có hướng giải quyết an toàn hơn.”

Lợi ích của Trị liệu trong phân tâm học

Như với bất kỳ những phương pháp trị trị sức khỏe tâm thần nào, Trị liệu phân tích tâm lý có thể có những điểm cộng và điểm trừ. Mức độ mà những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn mà nó có thể dẫn tới lựa chọn và sử phương pháp này dựa theo nhiều yếu tố khác nhau bao gồm sở thích của từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng.

Trong vài thập kỷ qua đã có một số nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của liệu pháp này. Nhà trị liệu luôn thấu hiểu và không phán xét vấn đề của chủ thể, tạo nên môi trường mà chủ thể cảm thấy an toàn khi bộc lộ những cảm xúc hoặc hành động đã dẫn đến căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống của họ.

Thông thường, chỉ cần chia sẻ những gánh nặng này trong bối cảnh của một mối quan hệ trị liệu có thể giúp đỡ một phần nào đó. Hơn nữa, người ta đã chỉ ra rằng việc liên tục được chia sẻ này có thể dẫn đến những tiến triển cảm xúc luôn tích cực theo thời gian.

Nhược điểm của Liệu pháp Phân tâm học

Như với tất cả các phương pháp điều trị, cũng có những mặt trái tiềm ẩn cần được xem xét. Về chi phí tài chính liên quan đến phương pháp trị liệu này có thể rất cao. Chi phí thường được coi là nhược điểm lớn nhất của liệu pháp phân tâm học.

Hình thức trị liệu này có những người chỉ trích cho rằng Liệu pháp phân tâm quá tốn thời gian, tốn kém và nói chung là không hiệu quả. Một số người, chẳng hạn như Noam Chomsky và Karl Popper, cho rằng phân tâm học thiếu cơ sở khoa học. Những quan niệm sai lầm về kiểu điều trị này thường có liên quan đến một số ứng dụng trước đó, cổ điển hơn của phương pháp điều trị phân tâm học theo trường phái Freud cổ điển.

Điều kiện được điều trị bằng phân tâm học

Phân tâm học có thể được sử dụng để điều trị một số tình trạng tâm lý khác nhau, bao gồm:

  • Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Trầm cảm
  • Rối loạn tâm thần
  • Ám ảnh
  • Lo âu
  • Vấn đề nhận dạng bản thể
  • Rối loạn cảm xúc hoặc sang chấn 
  • Hành vi tự hủy hoại bản thân (self-harm)
  • Các vấn đề về mối quan hệ liên cá nhân
  • Vấn đề tình dục

Những người trưởng thành từ những sang chấn nhờ vào liệu pháp này thường là những người đã trải nghiệm các triệu chứng một thời gian. Mọi người có thể chọn liệu pháp phân tích tâm lý khi họ có các triệu chứng lo âu kéo dài, tâm trạng chán nản và các hành vi có tác động tiêu cực đến hoạt động và những rào cản làm gián đoạn việc tận hưởng cuộc sống.

Tỷ lệ thành công của phân tâm học

Trong khi một số nhà phê bình chê bai tỷ lệ thành công của liệu pháp phân tâm thì một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phương thức điều trị này có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho một loạt vấn đề rối nhiễu.

Hiệu quả

Một đánh giá về hiệu quả của các liệu pháp phân tâm dài hạn cho thấy tỷ lệ thành công từ trung bình đến lớn trong việc giảm các triệu chứng của nhiều loại vấn đề mang tính bệnh lý.

Một nghiên cứu quy mô lớn khác cho thấy liệu pháp phân tâm ngắn hạn có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng chung. Ngoài những cải tiến chung này, tổng quan cũng cho thấy rằng điều trị bằng phân tâm học dẫn đến những cải thiện lâu dài đối với các triệu chứng soma, các triệu chứng của trầm cảm và các triệu chứng của lo âu.

Những cải thiện về lâu dài

Những bệnh nhân được trị liệu bằng phân tích tâm lý vẫn giữ được những kết quả này và có thể tiếp tục cải thiện ngay cả sau khi điều trị kết thúc.

“Một đánh giá năm 2010 được xuất bản trên Tạp chí American Psychologist cho thấy bằng chứng mà khoa học ủng hộ rằng liệu pháp tâm động học cũng hiệu quả như các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng khác.”

Phân tâm học khác với các phương pháp điều trị khác như thế nào

Điều gì làm cho liệu pháp phân tâm khác với các hình thức trị liệu khác? Một đánh giá về nghiên cứu so sánh các phương pháp tiếp cận tâm động học với liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT) đã xác định 7 đặc điểm làm nên sự khác biệt của phương pháp phân tâm học.

  1. Tập trung vào cảm xúc và cách chúng được thể hiện. Trong đó CBT tập trung vào nhận thức và hành vi, liệu pháp phân tâm khám phá toàn bộ các vấn đề liên quan tới cảm xúc mà bệnh nhân đang trải qua.
  2. Sự khám phá những điều mà chủ thể tránh né. Mọi người thường tránh những cảm xúc, suy nghĩ và tình huống nhất định mà họ cảm thấy đau khổ. Hiểu những gì bệnh nhân đang tránh có thể giúp nhà trị liệu và thân chủ khám phá tốt hơn lý do tại sao việc tránh như vậy lại có tác dụng.
  3. Việc xác định các vấn đề và chủ đề lặp lại trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Trong một số trường hợp, mọi người nhận thức được những hành động lặp đi lặp lại như vậy nhưng có thể không thoát ra khỏi những “khuôn mẫu” không lành mạnh hoặc phá hoại. Vào những thời điểm khác, bệnh nhân không nhận thức được những “khuôn mẫu” đó ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của họ.
  4. Sự nhấn mạnh khi nói về những trải nghiệm trong quá khứ. Các liệu pháp khác thường tập trung nhiều hơn vào hiện tại những suy nghĩ và hành vi ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của chủ thể. Trị liệu trong phân tâm học giúp bệnh nhân khám phá những trải nghiệm trong quá khứ của mình và nhìn rõ những nguy cơ sẽ có trong cả hiện tại và tương lai.
  5. Việc khám phá các mối quan hệ liên cá nhân. Thông qua quá trình trị liệu, chủ thể có thể khám phá mối quan hệ của họ với những người khác, cả hiện tại và quá khứ.
  6. Sự tập trung vào chính mối quan hệ trong trị liệu. Bởi vì liệu pháp phân tâm mang tính cá nhân, mối quan hệ giữa nhà trị liệu và bệnh nhân là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
  7. Khám phá cuộc sống tưởng tượng của bệnh nhân. Trong khi các liệu pháp khác thường có cấu trúc cao và hướng tới mục tiêu, thì liệu pháp phân tâm cho phép bệnh nhân tự do khám phá. Bệnh nhân có thể tự do nói lên nỗi sợ hãi, mong muốn, ước mơ và những động lực thúc khác mà họ chưa bao giờ nói đến.

Cách tìm nhà trị liệu phân tâm 

Nếu liệu pháp phân tâm có vẻ phù hợp với bạn, thì bước đầu tiên là bắt đầu tìm kiếm một nhà trị liệu chuyên về hình thức điều trị này. Để tìm một nhà trị liệu phân tâm có trình độ, hãy bắt đầu bằng cách hỏi Nhà trị liệu chăm sóc chính của bạn để được khuyến nghị. Trong trường hợp cần thiết Nhà trị liệu cũng có thể giúp bạn kết nối và chuyển tuyến cho chủ thể.

Những người bạn đã có trải nghiệm tốt trong điều trị phân tâm cũng có thể là một nguồn khuyên tốt những đối tượng khác cũng đang gặp sang chấn. Đồng thời, nếu bạn không có sự khuyến nghị tốt từ người quen, thì có thể tìm đến một số mạng lưới và  cơ sở  hỗ trợ trị liệu trực tuyến có thể hướng dẫn bạn đi đúng hướng.

Khi bạn đã xác định được một nhà trị liệu tiềm năng, hãy gọi điện để đặt lịch tư vấn ban đầu. Trong buổi tư vấn này, bạn có thể khám phá thêm liệu pháp phân tâm có phải là cách tiếp cận phù hợp với bạn hay không.

Kết luận

Liệu pháp phân tâm chỉ là một cách tiếp cận trị liệu cho sức khỏe tâm thần mà bạn có thể cân nhắc. Cách tiếp cận này có thể mang lại những lợi ích có thể phù hợp với tình huống cụ thể của bạn, nhưng hãy luôn trao đổi với Nhà trị liệu để xác định phương pháp trị liệu tâm lý nào có thể hiệu quả nhất cho nhu cầu cá nhân của bạn.

———————

Đang chờ kiểm duyệt

>>Tác giả:

>> Nguồn: What Is Psychoanalytic Therapy?

>> Theo Verywellmind.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *