Những cách truyền thông thao túng quan điểm của chúng ta
Tin tức và tình cảm luôn song hành cùng nhau và điều đó không hề tốt chút nào. Cảm xúc cản trở bạn nhìn nhận sự thật một cách khách quan và phản biện. Chúng ngăn chặn phần suy nghĩ lý tính trong con người chúng ta.
Cách đây gần 30 năm, Noam Chomsky, một nhà thông thái nổi tiếng, viết về các chiến lược thao túng của truyền thông. Theo thời gian dài từ đó đến nay, chúng ta đã có Internet, Twitter và Facebook…. Bởi vậy, truyền thông còn có nhiều cách hơn nữa để thao túng con người. Vậy những phương thức mà các nhà truyền thông sử dụng để điều khiển ý thức con người như thế nào?
Đánh lạc sự chú ý
Đây là chiến thuật yêu thích của truyền thông. Những thông tin quan trọng không được chú ý giữa một rừng các câu chuyện nhỏ lẻ. Internet đã không giải quyết được vấn đề đó: chúng ta liên tục chuyển hướng chú ý đến những tấm ảnh vui nhộn, những mẩu chuyện hài hước.
Điểm khác biệt duy nhất là ít ra ngày nay chúng ta vẫn có quyền lựa chọn: bạn có thể dễ dàng chọn lọc thông tin bạn muốn nhằm tránh những tin không liên quan.
Phóng đại vấn đề
Đôi lúc, một vấn đề giả tưởng hoặc một vấn đề được phóng đại có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng từ xã hội. Năm 2016, NASA đưa ra một bài viết nói rằng nếu chiêm tinh mang tính chất khoa học thì các cung hoàng đạo sẽ thay đổi vị trí. Ví dụ như, cung Xử Nữ (Virgo) sẽ trở thành cung Sư Tử (Leo). Cosmopolitan từng trình bày điều này như một khám phá khoa học và cho rằng 80% trong chúng ta sẽ phải thay đổi cung hoàng đạo của mình. Bài viết lan truyền nhanh chóng đến mức NASA phải đăng tin rút lại những điều đã phát biểu.
Mưa dầm thấm lâu
Để hình thành một ý kiến nhất định, bạn có thể dần dần xuất bản nhiều tài liệu về cùng một chủ đề. Chiến thuật này được sử dụng để định hình hình ảnh về một người, một sản phẩm hoặc một sự kiện, sự việc nào đó. Ví dụ như, trong ngành truyền thông của các nước khác nhau, chỉ một số nhãn hiệu thực phẩm nhất định được đề cập đến. Ví dụ điển hình nhất về việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có lẽ là sự truyền bá về hút thuốc lá giữa thập kỷ 20.
Trì hoãn
Để thuyết phục mọi người đưa ra một quyết định khó khăn hoặc lạ lùng, truyền thông phải cho họ thấy rằng đó là điều “khó, nhưng hoàn toàn cần thiết”. Và rồi truyền thông lại nói rằng họ có thể quyết định chúng vào ngày mai, không nhất thiết phải là hôm nay. Hy sinh trong tương lai vẫn dễ hơn là trong hiện tại. Những ví dụ như trưng cầu ý dân hoặc chế độ độc tài ở các nước đang phát triển đều dựa trên hoạt động tuyên truyền hoặc chủ nghĩa độc đoán.
Cực kỳ tử tế
Một số quảng cáo sử dụng ngôn từ, lập luận, biểu tượng và ngữ điệu dành cho trẻ em. Cách truyền đạt như thế khiến người xem ít phê bình và phản biện hơn. Các nhãn hàng sử dụng thể mệnh lệnh nhằm hướng đến những cảm xúc và động lực cơ bản nhất. Truyền thông có cách truyền đạt cao hơn hẳn chúng ta bởi chắc chắn truyền thông biết nhiều hơn chúng ta.
Nhiều cảm xúc và ít suy nghĩ hơn
Tin tức và tình cảm luôn song hành cùng nhau và điều đó không hề tốt chút nào. Cảm xúc cản trở bạn nhìn nhận sự thật một cách khách quan và phản biện. Chúng ngăn chặn phần suy nghĩ lý tính trong con người chúng ta. Điều này thường dẫn đến sự xuyên tạc hoặc bóp méo sự thật. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cụm từ “information warfare”* (chiến tranh thông tin) thường xuyên được sử dụng, dù người ta đã cố tránh nhắc đến nó.
Không cung cấp đầy đủ thông tin
Truyền thông và chính phủ có thể thao túng xã hội nếu xã hội không hiểu rõ những thủ thuật của họ. Và điều này xảy ra là do thiếu giáo dục. Chomsky nghĩ rằng cách tiếp cận thông tin của tầng lớp thượng lưu và của những người dân bình thường là không giống nhau. Tuy nhiên, thời thế đã đổi thay và kỷ nguyên số đã cho chúng ta cơ hội tìm kiếm thông tin cần thiết. Và giáo dục không còn là tác nhân ảnh hưởng trong thời đại này.
Hướng mọi người đến những điều tầm thường
Truyền thông hoàn toàn sẵn sàng nói với mọi người rằng ngớ ngẩn, thô tục và khiếm nhã là “cool” ngầu. Đó là lý do tại sao có rất nhiều các chương trình TV, hài và phim liên quan đến các sự kiện đã hoặc sắp xảy ra, cũng như các bài báo lá cải,… Những chương trình này không chỉ nhằm mục đích giải trí mà còn để khiến khán giả không còn chú ý đến các vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Gieo rắc cảm giác tội lỗi
Mục đích của chiến thuật này là khiến mọi người tự đổ lỗi cho bản thân về những vấn đề địa phương cũng như vấn đề toàn cầu. Dù chính phủ là người khơi màu chiến tranh nhưng người dân vẫn tự nhận lỗi về mình. Năm 2014, tấm ảnh một bé trai nằm giữa hai ngôi mộ của ba và mẹ được lan truyền nhanh chóng trên mạng. Đó được chú thích là tấm ảnh từ thời chiến tranh. Trên thực tế, tấm ảnh thuộc dự án về tình cảm dành cho người thân. Nhiếp ảnh gia hoàn toàn bất ngờ trước cách truyền thông sử dụng tấm ảnh này.
Hiểu đối phương hơn cả chính bản thân họ
Truyền thông thường cố gắng biết mọi thứ về tất cả mọi người nhưng họ lại thường xuyên vượt quá giới hạn. Năm 2015, tờ báo Anh Quốc News of the World bị bắt nghe lén điện thoại của những người nổi tiếng, chính trị gia và cả các thành viên gia đình hoàng tộc. Những thông tin họ khai thác bằng cách đáng khinh như thế này được viết thành các bài độc quyền thu hút số lượng lớn độc giả. Sau khi bị dư luận và cả người bị hại tố tụng, toà soạn này đã đóng cửa và, đồng thời, phải trả một khoản phí phạt rất lớn.
——————————-
>>Theo Brightside.me
>>Dịch bởi: Kim An