Những sự kiện thường gây mất thăng bằng tâm lý ở người già

Những sự kiện thường gây mất thăng bằng tâm lý ở người già

Bệnh tâm lý là những căn bệnh khủng khiếp nhất. Chúng giày vò con người ngày qua ngày, trong khi không nhận được sự nhìn nhận đúng đắn từ xã hội.

Xét trên một số góc độ, những chứng bệnh liên quan đến thần kinh, tâm lý có lẽ là khủng khiếp nhất. Chúng giày vò con người ngày qua ngày, trong khi bản thân phải cố gắng kiểm soát, sinh hoạt thật bình thường. Để rồi, xã hội nhìn nhận họ như những “kẻ điên”.

Sự thật là ngay đến khoa học cũng chưa thể hiểu hết về não bộ con người, vậy nên khó tránh khỏi ánh mắt lạ lẫm của người dưng.

Shawn Coss – một freelancer chuyên minh họa có tiếng trong giới nghệ thuật đã thực hiện một bộ hình với ý tưởng từ chính những căn bệnh này, về việc con người ta sẽ cảm thấy như thế nào khi mắc bệnh.

Hy vọng sau khi xem, bạn sẽ hiểu được chúng là những căn bệnh đáng sợ và có cái nhìn cảm thông hơn với các bệnh nhân không may.

1. Hội chứng sợ xã hội (Social Anti Disorder)

Đây là một hội chứng thuộc nhóm rối loạn lo âu, khi người bệnh cảm thấy cực kỳ sợ hãi trước những tình huống xã hội thông thường. Họ sợ người lạ, sợ đám đông, sợ tụ tập, sợ phải trả lời… Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác.

2. Trầm cảm – Major Depressive Disorder

Đây là một trong những chứng bệnh tâm lý phổ biến nhất, thường là do não bộ bị rối loạn, gây nên những biến đổi thất thường trong hành vi hàng ngày.

Người bị trầm cảm dường như luôn cảm thấy chán nản, không thiết tha bất kỳ thứ gì kể cả tình dục. Trường hợp nặng thường biến thành sợ xã hội, thậm chí khiến bản thân có mong muốn tự tử.

3. Chứng mất ngủ – Insomnia

Nghe có vẻ không được ấn tượng đúng không? Nhưng kỳ thực, chứng bệnh này khá nguy hiểm.

Người bệnh vẫn ngủ, nhưng không thể ngủ đủ giấc, có khi chỉ ngủ được 30 phút/đêm. Hệ quả, người lúc nào cũng mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, dễ dẫn đến nhiều căn bệnh tâm lý khác nữa.

4. Rối loạn Stress sau sang chấn – PTSD

Đây là một dạng rối loạn tâm lý, nhưng được xếp vào nhóm bệnh căng thẳng. Nguyên nhân bắt nguồn từ một sự kiện rất lớn gây tổn thương tâm lý trầm trọng, và vẫn tiếp tục kéo dài dù sự kiện đã kết thúc từ rất lâu.

Với họ, quá khứ như một thứ gì đó cực kỳ đáng sợ. Bất kỳ thứ gì khiến họ nghĩ về sự kiện đó đều gây mất bình tĩnh, hoảng loạn.

5. Rối loạn lưỡng cực – Bipolar Disorder

Hay còn được biết đến với tên gọi bệnh hưng – trầm cảm. Đây là chứng bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày nay.

Người mắc bệnh này có triệu chứng khá dễ nhận biết, khi có sự thay đổi cực kỳ rõ rệt trong hành vi, cảm xúc và tâm trạng. Lúc này họ có thể vui vẻ tột độ, nhưng lúc khác lại buồn bã, chán nản, thậm chí có những hành vi phạm tội hoặc tự sát.

6. Rối loạn nhân cách ranh giới – Borderline Personality Disorder (BPD)

Đặc điểm chung của người có BPD bao gồm: hành vi không có kiểm soát, thể hiện sự bất thường trong hành xử, không có giới hạn về cảm xúc.

Họ có thể đột nhiên khó chịu, rồi giận dữ đến mức tột độ, sợ hãi vô lý với người hoặc sự vật xung quanh. Gần như tương tự với chứng rối loạn lưỡng cực, người bị BPD có thể khen ngợi một người, rồi chửi người ta sấp mặt chỉ sau 1s.

Ngoài ra, người có BPD thường có xu hướng tự hoại bằng rượu, ma túy, nặng nhất là tự tử.

 

7. Chứng tự kỷ – Autism Spectrum Disorder

 Đây là chứng rối loạn ảnh hưởng đến khả năng làm việc của não bộ, khiến bản thân trở nên thiếu năng lực hành vi và xã hội. Người tự kỷ có rất nhiều suy nghĩ, nhưng thiếu đi khả năng giao tiếp và nói thành lời.

Nhiều người coi tự kỷ là đặc điểm của thiên tài, nhưng không phải vậy. Sự thật là chỉ một số thiên tài bị tự kỷ, và không có nghĩa người tự kỷ là thiên tài. Khoảng một phần ba người mắc bệnh bị thiểu năng trí tuệ.

8. Tâm thần phân liệt ảo giác – Paranoid Schizophrenia

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý của não, người bệnh có các biến đổi về hành vi, nhận thức, suy nghĩ bị rối loạn, có thể làm lệch lạc nhận thức về thực tại của họ.

Họ thường xuyên nhìn thấy ảo giác, hoang tưởng về một thực tại không có thật, có thể tưởng tượng mình là nhân vật chính của một cuốn tiểu thuyết trinh thám nào đó, nơi có người đang hãm hại mình.

9. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế – Obsessive compulsive Disorder (OCD)

Đây là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại, kèm với sự thôi thúc, thói quen thực hiện một hành động cụ thể.

Ví dụ, người bị OCD có thể cực kỳ bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Ruột gan họ như bị cào xé, thôi thúc buộc phải thực hiện hành vi dọn dẹp, chùi rửa, nếu không sẽ ăn không ngon, ngủ không yên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *