Tam giác Karpman Drama- sự hóa giải thần kỳ cho mối quan hệ

Tam giác Karpman Drama- sự hóa giải thần kỳ cho mối quan hệ

Dù đã ra đời gần 50 năm, nhưng quy tắc hình tam giác này vẫn đọc “trúng tim đen” các mối quan hệ và giải quyết một cách tương đối phù hợp.

Được giới thiệu bởi chuyên gia phân tích tình huống Steven Karman vào năm 1968, tam giác Karpman Drama dùng để mô tả vai trò của mỗi người trong một mối quan hệ.

Có một sự thật mà chúng ta phải thừa nhận rằng: đôi lúc chúng ta phụ thuộc, hoặc bị ảnh hưởng bởi người khác. Và điều này vốn không ổn một chút nào cả.

Vậy đâu là giải pháp ? Hãy cùng nhau tìm hiểu về tam giác Karpman, vì một khi bạn nắm được điểm mấu chốt, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết nhanh thôi!

Nguyên lý tam giác Karpman

Sẽ có 3 vai trò cho mỗi người trong mối quan hệ (thường từ 2 – 3 người), mỗi vai trò tương ứng với một góc nhọn của tam giác:

Tam giác Karpman

Nạn nhân (victim):

Người này sẽ luôn gặp những trở ngại trong các mối quan hệ khi họ thiếu thời gian, sức lực và khao khát để cải thiện cuộc sống của mình. Ngoài ra, họ luôn lo sợ về mọi thứ và chỉ nghĩ đến những điều tiêu cực.

Người bắt nạt (persecutor):

Cho rằng cuộc sống là mọi nguyên do của rắc rối, người bắt nạt luôn cảm thấy khó chịu, tức tối trong mọi thời điểm. Họ hiếm khi gạt bỏ được những tranh cãi trước đó với người khác, và luôn muốn kiểm soát mọi thứ. Cùng vì lý do này, họ luôn trong trạng thái “hết sức sống”.

Người giải thoát (rescuer):

Người nắm giữ vai trò này sẽ cảm thấy bất công với người vai nạn nhân khi bị kẻ quấy rầy hiếp đáp. Nhưng thực chất, người này chẳng “giải cứu” ai cả, khi không có ai yêu cầu họ phải làm như vậy. Mục đích của họ chủ yếu là để nâng cao nhận thức bản thân, chứ không phải giúp đỡ người khác.

Thoạt nghe có vẻ hơi khó hiểu, nhưng hãy cùng nhau đi vào trường hợp cụ thể.

Tình huống 1: quan hệ giữa hai vợ chồng

Trong mối quan hệ vợ chồng như trên hình, một người sẽ luôn có xu hướng chỉ trích và buông lời trách móc với người còn lại – tương ứng với vai nạn nhân và người bắt nạt. Lại có đôi lúc, một trong hai người sẽ thành người giải cứu – hỗ trợ và động viên tinh thần cho người còn lại.

 

(Ảnh minh họa)

Ba vai trò trong tam giác Karpman sẽ liên tục hoán đổi giữa hai người, và có thể kéo dài trong suốt nhiều năm. Điểm khác lạ nằm ở chỗ, người trong cuộc lại cảm thấy cuộc sống của mình rất “ổn”. Nhưng thực chất, mối quan hệ của hai người lại không có sự yêu thương, hạnh phúc nên có.

Tình huống 2: quan hệ giữa cha mẹ – con cái

Khi những cặp vợ chồng có mối quan hệ như của tam giác Karpman, những đứa trẻ của họ cũng bị cuốn vào tình huống tương tự.

Ví dụ: Với đứa trẻ sống chung với ba mẹ như trường hợp 1 đã đề cập, chúng có thể phải chịu đựng những lời chỉ trích (khi bố hoặc mẹ đang trong vai trò người bắt nạt). Hay bị cấm đoán do sự lo xa của bố mẹ (khi đang trong vai trò nạn nhân).

Đứa trẻ từ đó mất đi tiếng nói và sự lựa chọn của bản thân, dù bố mẹ chúng nghĩ rằng họ đang bảo vệ con mình.

(Ảnh minh họa)

Vậy, đâu là giải pháp?

Đây không phải là điều có thể thay đổi một sớm một chiều. Cố gắng nhận ra tầm quan trọng của bản thân, cải thiện từng ngày, mối quan hệ của chúng ta từ đó sẽ bớt căng thẳng và phụ thuộc hơn. Khi đấy:

Nạn nhân sẽ thành người hùng (hero): thay vì than vãn về cuộc sống, họ sẽ tự mình giải quyết vấn đề trong im lặng.

Người bắt nạt sẽ thành nhà triết gia (philosopher): không còn những lời chỉ trích, người này sẽ ít khi lo lắng về chuyện không may xảy ra. Vì họ biết rằng, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Người giải cứu sẽ thành người truyền động lực (motivator): là người sẽ thúc đẩy người hùng về mặt tinh thần, động viên họ từng ngày.

Khi đã giải quyết được vấn đề, chúng ta sẽ hướng tới hình mẫu lý tưởng này:

Từ người hùng, nhà triết gia, người truyền động lực. Vai trò trong các mối quan hệ sẽ thay đổi theo một cách tích cực hơn nữa, là: kẻ chiến thắng (winner), nhà chiến lược (strategist) và người thưởng ngoạn (contemplator).

Lời kết

Biết làm đấu tranh vì chính kiến và làm chủ bản thân là một điều quan trọng. Điều này không chỉ tránh biến cuộc sống của bạn thành “phim bộ dài tập”, mà còn thắt chặt mối quan hệ của bạn với mọi người.

Bạn có nhận thấy mình đang gặp những rắc rối như ở tam giác Karpman không? Nếu có, hãy chia sẽ với chúng mình nhé!

>>Theo Brightside<<

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *