Những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp

Những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp

Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng về mặt tài chính mà còn tác động đến tâm lý người lao động, đặc biệt những người lao động là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Tình trạng bị thất nghiệp kéo dài có tác động tiêu cực khá nhiều đến cuộc sống. Dưới đây là những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp được TalentBold tổng hợp thông qua một cuộc khảo sát trên diện rộng.

1. Đối tượng thất nghiệp nào dễ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn

Thất nghiệp chia người lao động thành 2 nhóm đối tượng:

  • Nhóm muốn thất nghiệp : chủ động xin nghỉ việc và chưa vội tìm kiếm việc làm

  • Nhóm bị thất nghiệp : bị động nghỉ việc theo quyết định của doanh nghiệp sử dụng lao động và đang nỗ lực tìm kiếm công việc mới.

Trong 2 nhóm thì nhóm đối tượng thứ nhất đa phần có sự lựa chọn khác cho cuộc sống của mình, ví dụ : ở nhà chăm con, đi du học, di dân… Điểm chung là họ có một khoản tài chính dự phòng cho cuộc sống của mình.

Vì vậy, nhóm người lao động “bị thất nghiệp” chính là đối tượng thất nghiệp dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất, bởi lẽ, họ chưa có sự chuẩn bị cho tình trạng thất nghiệp của mình, đặc biệt với những người là nguồn thu nhập chính của gia đình, áp lực càng nặng nề hơn.

ganh-nang-khi-that-nghiep-2

2. Những gánh nặng vô hình khi bạn thất nghiệp

Cuộc khảo sát của TalentBold đề cập đến gánh nặng vô hình nên những áp lực về tinh thần, cảm xúc được những người thất nghiệp chia sẻ nhiều nhất

1. Tổn thương lòng tự trọng

Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi những người ở vị trí cấp cao, bất ngờ bị buộc rời khỏi công việc. Bởi lẽ, với họ, đó không chỉ là công việc mà còn là danh dự, là hình ảnh của họ trong ngành nghề, trước các đối tác, cũng như các đồng nghiệp.

Để lấy lại vị thế, họ thường chỉ muốn ứng tuyển cùng chức vị ở một doanh nghiệp khác nhưng điều này đôi khi không đơn giản, vì ở cấp quản lý, thông tin thường lan truyền trong cả ngành nghề.

Việc ở những vị trí cấp thấp thì họ không muốn làm, việc ở cấp cao thì lại khó tìm, lâu dần khiến áp lực tâm lý trở nên nặng nề.

2. Cảm thấy bản thân vô dụng

Không được đóng góp sức lực, trí tuệ cho xã hội, không mang lại thu nhập cho cuộc sống cá nhân và gia đình, phải lệ thuộc tài chính từ thành viên khác trong gia đình… những tác động này tạo thành sự đè nén trong lòng đối với những người thất nghiệp luôn khao khát được làm việc.

Phải sống dựa vào người khác trong khi tinh thần, sức khỏe, trí tuệ vẫn tràn đầy khiến bản thân họ cảm thấy có lỗi với những người đang chia sẻ tài chính cho họ.

ganh-nang-khi-that-nghiep-3

3. Tính khí dễ mất kiểm soát

Cáu gắt, cọc cằn với người thân, bạn bè… rất có thể xảy ra trong giai đoạn người lao động thất nghiệp. Không phải vì họ ghét bỏ những người xung quanh mình mà là họ đang ghét bỏ chính mình, cảm thấy bản thân chưa xứng đáng với sự yêu thương có được từ mọi người.

4. Chán nản, bi quan

Phỏng vấn hết lần này đến lần khác, hy vọng rồi thất vọng khiến tâm trạng người thất nghiệp dần trở nên chán nản, mất niềm tin vào chính mình, vào xã hội, bi quan quá mức có thể dẫn đến trầm cảm.

ganh-nang-khi-that-nghiep-4

3. Giải tỏa áp lực gánh nặng vô hình khi thất nghiệp

Thất nghiệp không ai muốn nhưng nếu bạn chưa thể tìm công việc phù hợp thì ít nhất tinh thần của bạn cần được nuôi dưỡng khỏe mạnh, chuẩn bị năng lượng cho cơ hội cống hiến trong tương lai.

Chính vì vậy, thông qua bài viết này, TalentBold mong muốn chia sẻ một vài định hướng, giúp người lao động đang thất nghiệp duy trì trạng thái tâm lý ổn định.

1. Vì những người thân yêu, hãy sống lạc quan lên

Bi quan, cáu gắt, giận dỗi, vô tình bạn đang làm tổn thương chính những người quan tâm, yêu thương bạn. Sự căng thẳng, mệt mỏi trong gia đình vì vậy ngày càng lớn dần.

Cho dù người thân có yêu thương bạn nhiều thế nào thì họ cũng khó duy trì được sự nhẫn nại với bạn. Bởi lẽ, họ vừa phải làm việc, vừa gánh vác gia đình, lại vừa phải suy nghĩ quan tâm để bạn không bị tổn thương, ấy vậy mà bạn lại bực dọc với họ, làm tổn thương sự hy sinh của họ. Bạn thấy đó, họ đâu đáng bị như vậy!

“Giận dữ là bản năng, kiềm chế được cơn giận dữ là bản lĩnh”, hãy nghĩ đến cảm xúc của người nghe trước khi phát ngôn bất cứ lời nói nào, với cách này bạn sẽ giảm bớt sự căng thẳng cho gia đình, cho người thân yêu và cho cả chính bạn.

ganh-nang-khi-that-nghiep-5

2. Cân đối lại ngân sách chi tiêu

Thay vì mỗi tháng đi ăn tiệm một lần hay cuối ngày lai rai hàng quán cùng bạn bè, thì lúc này việc thắt chặt chi tiêu là cần thiết. Nếu bạn đã có gia đình, hãy dành thời gian nấu những bữa ăn cùng nhau, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng thêm thời gian trò chuyện, điều mà trước đây do áp lực công việc bạn không có nhiều thời gian để thực hiện.

Từ chối khéo léo những lời mời tiệc tùng nếu thấy không thật sự cần thiết, bởi lẽ, khi tàn tiệc, nghĩ lại bạn sẽ cảm thấy tiếc một khoản tiền không nhỏ đã chi ra.

3. Tìm kiếm công việc trên các trang tuyển dụng

Tích cực nộp hồ sơ và tham gia phỏng vấn với tâm thế “không quá kỳ vọng vào kết quả trúng tuyển”. TalentBold chia sẻ điều này vì khi hy vọng càng nhiều, thất vọng sẽ càng nặng nề.

Bạn hãy nghĩ những lần phỏng vấn chưa thành công chính là sự tập dượt cho kết quả tốt hơn vào lần sau. Cơ hội nghề nghiệp mở ra mỗi ngày trên các trang tin tuyển dụng, nơi chưa được chính là sự trải nghiệm, nơi được tuyển chính là cơ duyên.

ganh-nang-khi-that-nghiep-6

4. Chấp nhận những công việc ở vị trí thấp hơn

Nếu bạn đang thất nghiệp và đang cần một nguồn thu nhập chăm lo cho cuộc sống trước mắt thì những công việc ở vị trí thấp hơn cũng chính là cơ hội mang lại những trải nghiệm mới.

Một phi công giỏi người Thái Lan mùa dịch Covid-19 bị thất nghiệp đã nhanh chóng đăng ký chạy Grab để mang lại cho mình một công việc mới và duy trì nguồn thu nhập trang trải sinh hoạt mỗi ngày. Anh ấy không bị cho là yếu đuối hay thất thế, trái lại, được cộng đồng mạng nhiệt liệt hoan nghênh và lan tỏa câu chuyện như một thông điệp tốt đẹp.


>> Nguồn: talentbold.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *